Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Bật mí bí kíp tuyển dụng - Cách nhận biết ai là người sáng tạo nội dung đầy tiềm năng
Nhà tuyển dụng và nghệ thuật giúp nhận biết ai là người sáng tạo nội dung đầy tiềm năng
Bật mí bí kíp tuyển dụng - Cách nhận biết ai là người sáng tạo nội dung đầy tiềm năng
Trong thời đại số ngày nay trong khi mỗi thương hiệu đều cần một tiếng nói riêng và mỗi chiến dịch truyền thông đều chủ yếu xoay quanh những ý tưởng khác biệt, thì người làm sáng tạo nội dung đã nắm giữ một vai trò ngày càng quan trọng.
Tuy nhiên, để tìm được một nhân sự có thể xem là giỏi chuyên môn đã rất khó thì việc nhận diện đúng một ứng viên có tiềm năng phát triển lâu dài trong nghề nội dung lại càng là một thách thức lớn hơn.
Không phải lúc nào những người có kinh nghiệm nhiều năm hay bằng cấp chuyên ngành cũng là một lựa chọn tốt. Trong khi nhiều ứng viên trẻ vẫn chưa từng làm việc chính thức nhưng lại mang trong mình sự nhạy bén, linh hoạt và cảm quan nội dung rất tốt.
Vậy thì phải làm thế nào để nhà tuyển dụng nhận biết và đánh giá đúng những cá nhân này? Câu trả lời nằm ở khả năng quan sát kỹ năng, thái độ và tiềm lực phát triển thay vì chỉ nhìn vào con số hay danh hiệu.
1. Tinh thần quan sát và sự nhạy cảm với môi trường xung quanh
Một người làm nội dung tốt không nhất thiết phải nói nhiều, nhưng họ thường là người quan sát rất kỹ.
Trong buổi phỏng vấn, nếu ứng viên thể hiện khả năng phân tích về các nội dung đang có của doanh nghiệp, chỉ ra được điểm mạnh – điểm yếu hoặc đặt ra được những câu hỏi sâu sắc về thương hiệu, đó là dấu hiệu của một người có tư duy nội dung đang vận hành một cách chủ động.
Những người sáng tạo thực thụ thường sẽ nhìn thấy những điều bình thường dưới góc nhìn mà không ai ngờ tới. Họ thường có thói quen tự đặt câu hỏi, tự tìm hiểu và không ngừng liên kết các hiện tượng xung quanh với nội dung mà họ muốn xây dựng. Đó là kiểu người không cần đợi ý tưởng đến, mà lu chủ động đi tìm ý tưởng.
2. Khả năng thích ứng nhanh với nhiều phong cách và nền tảng
Tiềm năng trong nghề sáng tạo nội dung không nằm ở chỗ bạn giỏi một kiểu viết, mà là bạn có thể làm được nhiều kiểu tùy theo yêu cầu.
Trong khi phỏng vấn, nếu ứng viên có thể kể lại quá trình họ viết một bài theo phong cách nhẹ nhàng, rồi chuyển sang kiểu hài hước, hoặc từng làm nội dung cho nhiều nền tảng khác nhau như Facebook, Instagram, TikTok, thì đó là một dấu hiệu cho thấy người đó có khả năng thích nghi cao.
Nhà tuyển dụng nên hỏi những câu như: “Nếu cùng một sản phẩm nhưng cần truyền tải cho đối tượng trẻ trung và một nhóm khách hàng trung niên, bạn sẽ điều chỉnh như thế nào?” hoặc “Bạn nghĩ nội dung nào phù hợp nhất để chạy quảng cáo trong chiến dịch sản phẩm mới?”
Những câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được những khả năng có thể xử lý tình huống thực tế và khả năng “biến hóa” của ứng viên.
3. Tư duy phân tích và định hướng nội dung rõ ràng
Một người có tiềm năng sẽ không chỉ dừng lại ở việc làm nội dung đẹp hay vui mắt mà họ có thể hiểu nội dung cần phục vụ cho mục tiêu gì, tiếp cận những ai và tạo ra những hành động gì sau khi người xem tiếp nhận. Qua đó có tư duy phân tích và biết cân nhắc trước khi triển khai.
Nếu trong một cuộc trao đổi, ứng viên có thể mô tả rõ ràng về hành trình xây dựng nội dung từ lúc có ý tưởng đến lúc triển khai, điều chỉnh, đăng tải và đo lường hiệu quả thì đó chính là dấu hiệu cho thấy họ đang làm nội dung một cách có định hướng chứ không ngẫu hứng.
Nhà tuyển dụng nên lắng nghe cách ứng viên đặt câu hỏi như: “Đối tượng chính của chiến dịch là ai?”, “Kênh phân phối nội dung sẽ là gì?”, “Chúng ta mong chờ hành động gì từ người xem?”… Những câu hỏi như vậy đã góp phần thể hiện nên một tư duy chiến lược rất rõ ràng.
4. Thái độ hợp tác và tinh thần làm việc nhóm
Nội dung không bao giờ là công việc của chỉ một người. Một chiến dịch có thể coi là hiệu quả thường là kết quả của sự phối hợp giữa người viết, người thiết kế, người quay dựng, và bộ phận chiến lược.
Bởi vì một người sáng tạo giỏi không phải là người “một mình làm hết”, mà là người biết phối hợp sự ăn ý với những người khác, biết thảo luận, điều chỉnh và phát triển ý tưởng dựa trên góc nhìn chung.
Trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên hỏi các tình huống có thật về mâu thuẫn nhóm, sửa bài nhiều lần, hoặc khi ý tưởng của mình bị loại bỏ.
Ứng viên có tiềm năng không phải là người cứng đầu bảo vệ ý tưởng bằng mọi giá, mà là người có thể thuyết phục khi cần thiết, và biết nhường nhịn khi cần điều chỉnh vì mục tiêu lớn hơn.
5. Kỹ năng tự học và sự chủ động cập nhật xu hướng
Mọi nền tảng xã hội và hành vi người dùng đều có thể thay đổi rất nhanh. Vì thế, khi nhận biết một nhân sự sáng tạo nội dung tiềm năng phải là người có khả năng tự học, biết cập nhật xu hướng mới, không bị lệ thuộc hoàn toàn vào quy trình sẵn có.
Nếu ứng viên chia sẻ về những khóa học tự tham gia, những người làm nội dung họ thường theo dõi, hoặc những dự án cá nhân họ đang thử nghiệm trên TikTok, YouTube, đó là một dấu hiệu của sự tò mò và tinh thần phát triển cá nhân rất lớn.
Nhà tuyển dụng nên khuyến khích để nhận được sự chia sẻ từ ứng viên về những gì họ đang đọc, đang xem hoặc đang thử làm. Từ đó, dễ dàng thấy được ai đang đi xa hơn những gì họ được giao.
6. Khả năng phản biện tích cực và tiếp nhận phản hồi
Sáng tạo luôn đi kèm với đánh giá và phản hồi vì nếu là một ứng viên có tiềm năng thì họ thường là người không né tránh các đóng góp, đồng thời có khả năng phản biện một cách xây dựng nếu cần bảo vệ ý tưởng của mình.
Khi tuyển dụng, có thể đưa ra một đoạn nội dung chưa hoàn thiện và hỏi ứng viên: “Bạn thấy gì chưa ổn? Bạn sẽ làm gì khác đi?” Qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ thấy được cách người đó đưa ra những nhận xét – để thấy được họ có thật sự nhìn vào nội dung, hay chỉ nhận xét cảm tính.
Đồng thời cũng sẽ thấy khả năng phản biện, đưa giải pháp và cách trình bày ý tưởng của họ.
Một người viết nội dung hay có thể mang lại một vài bài viết tốt. Nhưng nếu là một người có tiềm năng thật sự sẽ tạo nên một phong cách nội dung, một hướng đi và một sự đồng hành lâu dài với thương hiệu.
Nhà tuyển dụng vì thế cần tinh tế, không chỉ nhìn vào bảng mô tả công việc hay CV gọn gàng, mà phải đào sâu vào cách ứng viên tư duy, quan sát và tương tác.
Nghệ thuật tuyển dụng trong ngành sáng tạo là sự kết hợp giữa lý trí và cảm nhận. Cần một chút logic, một chút lắng nghe và một chút tin tưởng vào cảm giác ban đầu để nhận ra ai là người có thể đi đường dài cùng mình trong hành trình truyền thông không ngừng thay đổi.
Bật mí bí kíp tuyển dụng - Cách nhận biết ai là người sáng tạo nội dung đầy tiềm năng (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có những nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
- Phải thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động
- Phải thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc
- Phải đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo duc nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
