Hội chứng Peter Pan là gì? Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Peter Pan?

Hội chứng Peter Pan là gì? Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Peter Pan? Hình thức thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông? Công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý đối với học sinh phổ thông?

Đăng bài: 13:46 29/03/2025

Hội chứng Peter Pan là gì? Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Peter Pan?

Bắt nguồn từ một sự tương đồng với nhân vật hư cấu Peter Pan được nhà văn James Matthew Barrie sáng tạo ra, là một cậu bé tinh nghịch, tự do và không bao giờ chịu lớn. Với khả năng bay lượn và một trái tim đầy ắp những cuộc phiêu lưu, cậu dành cả tuổi thơ bất tận của mình trên hòn đảo thần thoại Neverland.

Hội chứng Peter Pan là một thuật ngữ trong tâm lý học, không phải bệnh tâm lý chính thức. Đây là hội chứng mô tả những chàng trai đã đến tuổi trưởng thành nhưng vẫn từ chối lớn lên và đảm nhận trách nhiệm của một người lớn, trưởng thành về tuổi tác nhưng vẫn giữ tâm lý và hành vi như trẻ con, thiếu chín chắn trong các mối quan hệ và công việc.

Hiện tại, hội chứng Peter Pan được chẩn đoán dựa trên tính cách và hành vi cho thấy dấu hiệu của người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, đây vẫn chưa được công nhận một dạng rối loạn tâm lý.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Peter Pan:

Thứ nhất, có thể đến từ sự bảo bọc quá mức từ gia đình, nhiều bậc cha mẹ vì yêu thương con cái mà có xu hướng bảo vệ con quá mức, không để con tự đối diện với thử thách hay tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Thường những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ thiếu kỹ năng tự lập, không quen đối mặt với khó khăn và có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ, phụ thuộc vào người khác thay vì tự mình giải quyết.

Thứ hai, người mắc hội chứng Peter Pan có thể là người có nỗi sợ cô đơn, thường cảm thấy bất an khi ở một mình, họ luôn tìm kiếm sự quan tâm, chăm sóc từ người khác để lấp đầy khoảng trống tình cảm. Họ có thể duy trì những mối quan hệ phụ thuộc, nơi họ mong chờ đối phương chăm lo cho mình như cách cha mẹ từng làm. Khi không nhận được sự quan tâm mong muốn, họ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, mất phương hướng hoặc có những hành vi bốc đồng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng hội chứng Peter Pan có thể liên quan đến các rối loạn nhân cách, chẳng hạn như rối loạn nhân cách tránh né hoặc rối loạn nhân cách ái kỷ. Những ngừi này có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với áp lực cuộc sống, dễ né tránh trách nhiệm và không muốn đối mặt với thực tế. Họ thường tạo ra một “vỏ bọc” để bảo vệ bản thân khỏi những yêu cầu của xã hội, chẳng hạn như tìm đến các thú vui giải trí thay vì đối mặt với khó khăn.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết hội chứng Peter Pan:

- Dựa dẫm vào cha mẹ hoặc người thân về cả tài chính và tình cảm trong lúc khó khăn, dù đã đến tuổi trưởng thành.

- Không muốn rời khỏi nhà, không sẵn sàng tự lập hoặc luôn mong đợi sự giúp đỡ từ gia đình trong mọi tình huống.

- Gặp khó khăn trong việc cam kết và duy trì mối quan hệ lâu dài, nhất là chuyện tình cảm.

- Tránh các cuộc trò chuyện nghiêm túc về tương lai hoặc tìm cách rút lui khi mối quan hệ trở nên phức tạp.

- Thường tìm cách đổ lỗi cho người khác thay vì nhìn nhận vấn đề từ cả hai phía và tìm cách giải quyết.

- Thiếu định hướng trong sự nghiệp, cũng giống như trong chuyện tình cảm, người mắc hội chứng Peter Pan khó kiên trì với một công việc lâu dài.

- Có xu hướng làm việc theo cảm hứng, tránh những trách nhiệm lớn hoặc dễ dàng từ bỏ khi gặp thử thách.

- Không đặt mục tiêu rõ ràng, dễ dàng chán nản và hay nhảy việc để tìm kiếm cảm giác mới lạ.

- Khi gặp căng thẳng hoặc thất bại, họ có thể có các cơ chế đối phó không lành mạnh như: tìm đến các thú vui tạm thời để trốn tránh hiện thực, chẳng hạn như chơi game quá mức, lạm dụng rượu bia hoặc tiêu tiền một cách không kiểm soát. Họ thích đắm chìm trong thế giới tưởng tượng hoặc các hoạt động giải trí thay vì tập trung vào việc cải thiện bản thân.

Việc lạm dụng các cơ chế đối phó này có thể khiến họ ngày càng xa rời trách nhiệm thực tế, khó khăn hơn trong việc phát triển sự nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Hội chứng Peter Pan là gì? Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Peter Pan? chỉ mang tính tham khảo.

Hội chứng Peter Pan là gì? Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Peter Pan?

Hội chứng Peter Pan là gì? Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Peter Pan? (Hình từ Internet)

Hình thức thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy đinh về hình thức thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông như sau:

- Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.

- Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

- Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

Công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý đối với học sinh phổ thông được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy đinh công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý đối với học sinh phổ thông được thực hiện như sau:

- Phối hợp trong nhà trường

Cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

- Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài

+ Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.

+ Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật để trị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu;

+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục, các trường sư phạm đủ điều kiện, chuyên gia, nhà khoa học nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý về kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn, cần thiết để thực hiện công tác tư vấn, tham vấn tâm lý trong nhà trường;

+ Phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý;

+ Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng để tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý phù hợp với nhu cầu của học sinh và yêu cầu giáo dục của nhà trường.

26 Nguyễn Minh Thư

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@nhansu.vn;

Trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM;

Email: info@nhansu.vn

Điện thoại: (028) 3930 2288 - Zalo: 0932170886

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...