Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Những dấu hiệu khi bạn nhận một mức lương chưa tương xứng
Lương, thu nhập là mối quan tâm hàng đầu của bất kì ai khi đi làm, bên cạnh những hoài bão, ước mơ, đam mê… Việc được trả lương tương xứng, thậm chí là hẫu hĩnh chính là động lực lớn để bạn làm việc và cố gắng hơn qua mỗi ngày. Ngược lại, nếu nhận một mức lương không tương xứng, động lực và khát khao làm việc của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Không dễ để tự bản thân đánh giá mình có nhận mức lương tương xứng hay không. Tất cả những phép so sánh chỉ mang tính ước chừng. Vậy có những cách nào để bạn ước chừng mức lương của bạn có tương xứng với công sức và hiệu quả bạn mang lại hay không?
1. Những công việc tương tự có mức lương cao hơn
Định kỳ khoảng 06 tháng, bạn nên dạo qua các trang web tuyển dụng. Hãy thử tìm những công việc tương tự mà bạn đang làm và so sánh mức lương của bạn với mức lương khởi điểm của các công việc đó.
Lưu ý, bạn chỉ nên so sánh khi hai đối tượng có sự tương đồng nhau. Chính vì vậy bạn cần phải tìm những công việc tương tự, với số năm kinh nghiệm tương tự, khu vực làm việc tương tự… để so sánh. Lúc đó phép so sánh của bạn mới có giá trị thực tiễn.
Nếu mức lương của bạn đang nhận thấp hơn các công việc tương tự, bạn nên suy nghĩ về lý do tại sao mình nhận thấp hơn mức lương thực tế ngoài thị trường.
2. Trách nhiệm công việc tăng nhưng lương không tăng
Khi đi làm, hầu hết ai cũng muốn được giao trọng trách, được giao trách nhiệm mới, công việc mới. Một phần vì niềm vui khi được tin tưởng, tín nhiệm. Một phần là có cơ hội để thể hiện bản thân qua đó được… tăng lương.
Khi được giao trách nhiệm, bạn hoàn thành trách nhiệm, hoàn thành tốt trách nhiệm. Áp lực công việc mỗi ngày một tăng. Nhưng lương chưa thấy tăng, đó là một dấu hiệu cơ bản của việc bạn đang nhận một mức lương không tương xứng.
3. Mức lương tăng không đủ đê bù vào lạm phát
Lạm phát là một biến số kinh tế vĩ mô luôn tồn tại. Các nhà quản lý kinh tế chưa bao giờ muốn kìm hãm tỉ số lạm phát bằng 0. Chính vì vậy, việc lạm phát là điều không thể tránh khỏi qua mỗi năm. Lạm phát khiến cho giá cả tang, giá cả ở đây bao gồm tất cả các hàng hóa, dịch vụ ngoài thị trường.
Nếu bạn được tăng lương, nhưng tỉ lệ tăng lương không đủ để bù vào lạm phát thì thực tế thu nhập của bạn đang giảm so với tổng nền kinh tế nói chung. Bằng một phép tính đơn giản, bạn có thể tính tỉ lệ tăng lương của mình, từ đó so sánh với tốc độ lạm phát dựa trên báo cáo hang năm của Chính phủ. Từ đó bạn có thể kêt luận liệu việc tăng lương của bạn có đủ bù vào lạm phát hay không.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thời gian nghỉ Tết của giao hàng tiết kiệm trong năm 2025 như thế nào? Mức phạt mới cho lỗi chở hàng cồng kềnh của shipper là bao nhiêu vào năm 2025?
Làm thế nào để thành công trong phỏng vấn công ty bảo hiểm? Lưu ý những gì và những kỹ năng nào cần có để gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng?
Khám phá các ngành học đa dạng từ khối A1 và D1, tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp trong thế kỷ 21.
Tìm hiểu cách tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh qua việc cải thiện kỹ năng của nhân viên bán hàng thông qua phân tích và chiến lược như thế nào?