Nhân viên cũ bỗng lò vi sóng: Công ty nên làm gì để tối ưu hóa lợi ích?

Việc nhân viên cũ quay trở lại làm việc không còn quá xa lạ trong môi trường doanh nghiệp hiện nay. Nếu được quản lý tốt, đây có thể là một cơ hội tuyệt vời cho cả công ty và nhân viên. Nhân viên cũ quay về? Có cần cho thử việc lại?

Đăng bài: 15:34 09/04/2025

Nhân viên cũ bỗng "lò vi sóng": Công ty nên làm gì để tối ưu hóa lợi ích?

Trong từ điển của Gen Z, "lò vi sóng" không chỉ là thiết bị nhà bếp mà còn mang ý nghĩa ẩn dụ thú vị. Ở đây chỉ những nhân viên cũ quyết định “quay lại” công ty.

Tình trạng nhảy việc của nhân viên công ty không quá xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nhân viên cũ quay lại công ty là một tình huống phổ biến trong nhiều tổ chức và có thể mang đến những giá trị tích cực nếu được quản lý hợp lý.

Sau khi trải nghiệm môi trường hoặc văn hóa làm việc ở nơi mới, có thể nhân viên nhận ra rằng công ty cũ thực sự mang lại sự ổn định, văn hóa tích cực, hoặc cơ hội phát triển phù hợp hơn với họ. Điều này cũng phản ánh rằng công ty cũ đã để lại ấn tượng tốt và có những giá trị độc đáo so với các nơi làm việc khác.

Việc nhân viên cũ quay về làm việc có thể mang lại nhiều lợi ích cho công ty, nhưng để quá trình này diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, công ty cần có chiến lược phù hợp. Để tận dụng cơ hội này, công ty có thể:

- Lắng nghe lý do quay lại để hiểu thêm về điểm mạnh của mình trong mắt nhân viên.

- Đảm bảo họ có cơ hội phát triển dựa trên kinh nghiệm họ mang về.

- Tận dụng góc nhìn mới từ trải nghiệm của họ để cải tiến quy trình làm việc hoặc chính sách.

Bên cạnh đó, công ty cũng phải có những đánh giá rõ ràng:

- Trước khi tái tuyển dụng, công ty nên tìm hiểu vì sao họ rời đi trước đây và liệu những vấn đề đó đã được giải quyết chưa. Nếu nhân viên rời đi do môi trường làm việc không tốt, lương không phù hợp hoặc quản lý có vấn đề, công ty cần xem xét và cải thiện trước khi mời họ quay lại.

- Nhân viên cũ thường có lợi thế về hiểu biết văn hóa công ty, quy trình làm việc và mối quan hệ nội bộ. Công ty cần đánh giá xem họ có học hỏi thêm kỹ năng, kinh nghiệm mới trong thời gian làm việc bên ngoài không. Nếu có, đây có thể là một nhân viên tiềm năng với giá trị cao hơn trước.

- Nếu nhân viên cũ quay lại với năng lực tốt hơn, công ty nên cân nhắc một mức lương và phúc lợi hấp dẫn hơn so với trước đây. Nếu họ quay lại cùng vị trí cũ, công ty nên xem xét mức tăng lương hợp lý để thể hiện sự trân trọng.

- Công ty không nên chỉ tái tuyển dụng mà không có kế hoạch lâu dài. Hãy giúp họ thấy rằng họ có cơ hội thăng tiến và phát triển trong tương lai. Điều này giúp nhân viên cảm thấy có động lực làm việc lâu dài hơn, thay vì rời đi lần nữa.

Nhân viên cũ có thể là một tài sản quý giá, nhưng công ty cần có chiến lược hợp lý để tận dụng tối đa giá trị của họ. Bằng cách đánh giá đúng năng lực, cải thiện đãi ngộ và tạo môi trường công bằng, doanh nghiệp có thể giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ vững mạnh hơn!

Nhân viên cũ bỗng lò vi sóng: Công ty nên làm gì để tối ưu hóa lợi ích?

Nhân viên cũ bỗng lò vi sóng: Công ty nên làm gì để tối ưu hóa lợi ích? (HÌnh từ Internet)

Nhân viên cũ quay về công ty, có cần cho thử việc lại?

Theo quy định về thời gian thử việc nêu tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019:

Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Hiện nay, pháp luật quy định thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và phải bảo đảm điều kiện về số ngày thử việc.

Khi nhân viên cũ chấm dứt hợp đồng lao động và sau đó quay trở lại, họ sẽ được coi là ứng viên mới. Việc cho nhân viên cũ thử việc lại hay không phụ thuộc vào chính sách tuyển dụng và đánh giá năng lực của doanh nghiệp.

Nếu nhân viên cũ có đủ năng lực, kinh nghiệm và đã từng đáp ứng tốt tiêu chuẩn trước đây, công ty có thể quyết định không bắt buộc thử việc. Ngược lại, nếu có những thay đổi về yêu cầu công việc hoặc nếu cần đánh giá lại năng lực của người lao động, việc thực hiện thử việc lại là điều hợp lý.

Hợp đồng thử việc có những nội dung gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định: "2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này."

Đồng thời căn cứ Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng thử việc sẽ gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động.

- Công việc và địa điểm làm việc.

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

9 Nguyễn Thị Khánh Linh

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...