Có nên lựa chọn công việc phù hợp với vibe của bản thân không?

Có nên lựa chọn công việc phù hợp với vibe của bản thân không? Người lao động có những quyền và nghĩa vụ nào? Các hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực lao động?

Đăng bài: 14:25 28/03/2025

Có nên lựa chọn công việc phù hợp với vibe của bản thân không?

Vibe là gì?

"Vibe" xuất phát từ từ tiếng Anh "vibration", nghĩa là rung động. Trong ngữ cảnh hiện nay, vibe được sử dụng để mô tả cảm xúc, tâm trạng hoặc năng lượng mà một người, một địa điểm hoặc một sự kiện mang lại. Nó có thể là cảm giác tích cực, tiêu cực hoặc một sự pha trộn phức tạp của nhiều cảm xúc khác nhau.

Ví dụ, khi bạn bước vào một quán cà phê và cảm thấy không gian ở đó thật thư giãn, bạn có thể nói: "Quán cà phê này có vibe rất chill." Điều này cho thấy "vibe" không chỉ liên quan đến cảm xúc cá nhân mà còn phản ánh bầu không khí chung của môi trường xung quanh

Tương tự như vậy trong môi trường làm việc, vibe thường được dùng để chỉ năng lượng, cảm xúc hoặc không khí tổng thể của một môi trường, con người hoặc trải nghiệm. Ví dụ, một công ty có thể có "vibe trẻ trung, năng động" hoặc "vibe nghiêm túc, truyền thống". Trong công việc, vibe thường liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, phong cách làm việc và cách mọi người tương tác với nhau.

"Vibe" trong công việc có thể hiểu là phong cách, bầu không khí hoặc năng lượng phù hợp với một loại công việc cụ thể. Có thể tham khảo một số công việc phù hợp với các laoij vibe dưới đây:

- Vibe năng động, sôi nổi: Phù hợp với công việc như nhân viên bán hàng, tiếp thị, sự kiện, MC, huấn luyện viên thể dục, hướng dẫn viên du lịch

Những công việc này đòi hỏi giao tiếp tốt, sự linh hoạt và khả năng làm việc với nhiều người.

- Vibe sáng tạo, nghệ thuật: Phù hợp với công việc như thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh gia, biên kịch, nghệ sĩ, nhà tạo mẫu thời trang, kiến trúc sư

Những công việc này yêu cầu tư duy sáng tạo, khả năng tưởng tượng và đôi khi cần sự phá cách.

- Vibe điềm tĩnh, chỉn chu: Phù hợp với công việc như kế toán, luật sư, bác sĩ, chuyên viên tài chính, quản lý dự án

Các ngành này cần sự tập trung cao độ, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề một cách logic.

- Vibe công nghệ, logic: Phù hợp với công việc như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên gia AI

Công việc đòi hỏi tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc với công nghệ.

- Vibe linh hoạt, thích khám phá: Phù hợp với công việc như phóng viên, blogger du lịch, nhà thám hiểm, chuyên viên nghiên cứu thị trường

Các ngành này đòi hỏi sự thích nghi cao, sẵn sàng di chuyển và tìm hiểu điều mới.

- Vibe nhẹ nhàng, chăm sóc: Phù hợp với công việc như giáo viên mầm non, y tá, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn tâm lý

Cần sự kiên nhẫn, lắng nghe và khả năng đồng cảm cao.

Có nên lựa chọn công việc phù hợp với vibe của bản thân?

- Chọn một công việc phù hợp với vibe cá nhân có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng. động lực và hiệu suất làm việc của mỗi người. Khi môi trường làm việc có phong cách, giá trị và cách vận hành phù hợp với tính cách của bạn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, ít căng thẳng và có xu hướng gắn bó lâu dài hơn.

- Ví dụ, nếu bạn là người năng động, thích sáng tạo, một công ty có vibe trẻ trung, cởi mở và khuyến khích đổi mới sẽ giúp bạn phát huy hết khả năng của mình. Ngược lại, nếu bạn là người có tính kỷ luật cao, thích sự ổn định và trật tự, một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có quy trình rõ ràng sẽ phù hợp hơn với bạn.

- Tuy nhiên, không nên quá cứng nhắc khi chỉ chọn công việc theo vibe. Đôi khi, một môi trường có thể không hoàn toàn đúng với phong cách cá nhân nhưng lại mang đến nhiều cơ hội tốt để phát triển sự nghiệp, học hỏi kỹ năng mới hoặc có chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Nếu chỉ tập trung vào vibe mà bỏ qua những yếu tố quan trọng khác như lộ trình thăng tiến, sự phù hợp về chuyên môn hay mức lương, bạn có thể đánh mất nhiều cơ hội quan trọng.

- Ngoài ra, khả năng thích nghi cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Không phải lúc nào bạn cũng tìm được môi trường lý tưởng ngay từ đầu, nhưng nếu sẵn sàng điều chỉnh và mở lòng, bạn có thể học cách thích nghi và phát triển ngay cả trong một môi trưởng chưa thực sự "hợp vibe" với mình.

Có nên lựa chọn công việc phù hợp với vibe của bản thân không? chỉ mang tính tham khảo!

Có nên lựa chọn công việc phù hợp với vibe của bản thân không?

Có nên lựa chọn công việc phù hợp với vibe của bản thân không? (Hình từ Internet)

Người lao động có những quyền và nghĩa vụ nào?

Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

(1) Người lao động có các quyền sau đây:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Các hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực lao động?

Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:

- Phân biệt đối xử trong lao động.

- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

13 Nguyễn Minh Thư

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...