Hybrid working là gì? Lợi ích và thách thức khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working là gì?
Hybrid working là gì? Khi doanh nghiệp áp dụng mô hình hybrid working sẽ có những lợi ích và thách thức ra sao?
Hybrid working là gì? Lợi ích và thách thức khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working là gì?
Hybrid working là gì?
Hybrid working là mô hình làm việc linh hoạt cho phép nhân viên kết hợp làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa. Thay vì bắt buộc nhân viên làm việc tại công ty trong suốt thời gian làm việc thì với mô hình hybrid working, doanh nghiệp sẽ thiết kế một lịch trình linh hoạt cho nhân viên tùy vào nhu cầu công việc và từng vị trí công việc.
Hiểu đơn giản thì hybrid working là mô hình làm việc kết hợp giữa cách làm việc truyền thống tại văn phòng và cách làm việc online.
Lợi ích và thách thức khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working là gì?
Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working là gì?
1/ Tuyển dụng được nhân sự ở khắp nơi
Khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working có thể tuyển nhân sự tài giỏi ở khắp nơi mà không bị giới hạn khoảng cách địa lý giúp doanh nghiệp tăng khả năng có được đội ngũ nhân sự chất lượng
2/ Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên
Khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working cho phép nhân viên có thể thay đổi môi trường làm việc. Làm việc trong môi trường linh hoạt sẽ giúp nhân viên thoải mái, tăng khả năng sáng tạo, tăng hiệu suất hoàn thành công việc.
3/ Tiết kiệm các chi phí văn phòng
Khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working nhân viên có thể không cần đến văn phòng vẫn có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thuê văn phòng, chi phí máy móc, thiết bị. Doanh nghiệp có thể thuê những văn phòng có không gian nhỏ hơn nhằm tiết kiệm chi phí.
4/ Tạo điều kiện giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working nhân viên có nhiều quyền hạn hơn trong việc sắp xếp thời gian làm và cuộc sống cá nhân. Việc không cần đến văn phòng có thể giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và dành thời gian chăm sóc bản thân, phát triển kỹ năng mới.
Thách thức khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working là gì?
1/ Rủi ro về việc bảo mật thông tin
Khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working đòi hỏi doanh nghiệp phải có công cụ bảo mật thông tin tốt đồng thời có những chính sách đảm bảo nhân viên không làm lộ thông tin nội bộ liên quan đến công việc.
2/ Cần có sự giám sát chặt chẽ để có thể duy trì hoạt động
Doanh nghiệp cần giám sát và cần đảm bảo hệ thống thông tin kết nối giữa doanh nghiệp và nhân viên luôn trong tình trạng ổn định, tránh xảy ra sự cố để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên.
3/ Thức thức trong việc duy trì văn hóa doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working nghĩa là nhân viên sẽ làm việc phân tán trong các môi trường khác nhau, ít có sự gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp trực tiếp do đó sẽ gặp khó khăn trong việc việc xây dựng văn hóa chung.
Hybrid working là gì? Lợi ích và thách thức khi doanh nghiệp áp dụng hybrid working là gì? (Hinh từ Internet)
Khi nào người sử dụng lao động được sử dụng lao động làm thêm giờ?
Căn cứ khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc làm thêm giờ. Theo đó, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
Theo đó, khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Từ khóa: Hybrid working là gì Lợi ích và thách thức Hybrid working áp dụng hybrid working làm thêm giờ
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;