Ý chí nghị lực là gì? Dẫn chứng về ý chí nghị lực cụ thể? 7 cách rèn luyện ý chí nghị lực cho nhân viên?

Ý chí nghị lực là gì? Dẫn chứng về ý chí nghị lực cụ thể? 7 cách rèn luyện ý chí nghị lực cho nhân viên?

Đăng bài: 16:15 23/04/2025

Ý chí nghị lực là gì? Dẫn chứng về ý chí nghị lực cụ thể?

Khái niệm Ý chí nghị lực là gì?

Ý chí nghị lực là sức mạnh tinh thần giúp con người kiên trì vượt qua khó khăn, thử thách, hướng tới mục tiêu đã đặt ra. Nó bao gồm sự quyết tâm, lòng kiên nhẫn, khả năng chịu đựng áp lực và không bỏ cuộc dù gặp phải thất bại. Người có ý chí nghị lực mạnh mẽ thường có khả năng tự chủ cao, không dễ bị nản lòng và luôn tìm kiếm giải pháp để vượt qua nghịch cảnh.

Dẫn chứng về ý chí nghị lực trong đời thực

Nguyễn Ngọc Ký – người thầy viết chữ bằng chân do bị liệt hai tay từ nhỏ. Dù hoàn cảnh khó khăn, ông đã rèn luyện suốt nhiều năm để trở thành nhà giáo ưu tú, tấm gương nghị lực của cả nước.

Elon Musk – dù nhiều lần thất bại với các công ty (PayPal bị phản đối, Tesla từng trên bờ phá sản, SpaceX phóng tên lửa thất bại nhiều lần), ông vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ và hiện là biểu tượng đổi mới toàn cầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình tìm đường cứu nước đầy gian khổ, từ việc bôn ba khắp năm châu bốn biển, chịu đựng đói rét, tù đày, đến lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập, thống nhất đất nước là minh chứng vĩ đại cho ý chí nghị lực phi thường. Dù gặp muôn vàn khó khăn, Bác vẫn kiên định với mục tiêu giải phóng dân tộc.

Ý chí nghị lực là gì? Dẫn chứng về ý chí nghị lực?

Ý chí nghị lực là gì? Dẫn chứng về ý chí nghị lực cụ thể? 7 cách rèn luyện ý chí nghị lực cho nhân viên? (Hình từ Internet)

7 cách rèn luyện ý chí nghị lực cho nhân viên? 

(1) Xây dựng mục tiêu rõ ràng cho nhân viên

Khi nhân viên hiểu rõ mục tiêu của công việc và cảm thấy nó có ý nghĩa, họ sẽ có động lực và ý chí mạnh mẽ hơn để vượt qua khó khan, kết nối công việc hàng ngày với tầm nhìn và giá trị chung của công ty.

(2) Chia nhỏ mục tiêu để dễ quản lý

Những mục tiêu quá lớn có thể gây nản lòng, hãy chia nhỏ chúng thành các nhiệm vụ cụ thể, có thể đo lường và đạt được. Việc hoàn thành từng bước nhỏ sẽ mang lại cảm giác thành công và củng cố ý chí.

(3) Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh

Xây dựng một môi trường làm việc nơi mọi người tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau. Khi nhân viên cảm thấy được đồng hành và có tinh thần thoải mái trong môi trường làm việc sẽ tạo sự gắn bó và động lực để nhân viên đi làm.

(4) Tạo động lực cho nhân viên

Giúp nhân viên hiểu rằng thất bại là một phần của quá trình học hỏi và phát triển. Thay vì chỉ biết khiển trách sai lầm, hãy tập trung vào việc phân tích nguyên nhân và tìm ra bài học kinh nghiệm, khuyến khích họ nhìn nhận khó khăn như cơ hội để rèn luyện bản thân.

(5) Không gây áp lực quá nhiều

Giao cho nhân viên những nhiệm vụ có độ khó tăng dần để họ có cơ hội rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề và đối mặt với áp lực. Sự thành công khi vượt qua những thử thách nhỏ sẽ xây dựng sự tự tin và ý chí mạnh mẽ hơn cho những thử thách lớn hơn.

(6) Đánh giá cao sự nỗ lực và kiên trì, không chỉ kết quả

Bên cạnh việc đánh giá kết quả công việc, hãy ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, tinh thần kiên trì và khả năng vượt khó của nhân viên. Điều này khuyến khích họ tiếp tục cố gắng ngay cả khi chưa đạt được thành công ngay lập tức.

(7) Chia sẻ những câu chuyện về sự kiên trì và thành công

Kể cho nhân viên nghe những câu chuyện về những người đã vượt qua khó khăn để đạt được thành công, cả trong và ngoài công ty. Những câu chuyện này có thể truyền cảm hứng và củng cố niềm tin vào khả năng của bản thân.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề như thế nào?

Căn cứ Điều 60 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó người sử dụng lao động có trách nhiệm: 

- Xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình

- Đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

27 Trương Thùy Dương

Từ khóa: ý chí nghị lực Ý chí nghị lực là gì rèn luyện ý chí nghị lực người sử dụng lao động kỹ năng nghề

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...