Tại sao mindset lại quan trọng trong sự nghiệp? Cách xây dựng mindset phát triển cho công việc?
Mindset quan trọng trong sự nghiệp như thế nào? Cách xây dựng mindset phát triển cho công việc tối ưu nhất
Tại sao mindset lại quan trọng trong sự nghiệp?
Mindset là hệ thống những quan điểm, niềm tin và cách suy nghĩ sâu sắc của một con người thông qua việc nhìn nhận bản thân, thế giới xung quanh và đối diện với cuộc sống. Nó bắt nguồn từ trong tâm trí, chi phối cách chúng ta cảm nhận, phản ứng với thách thức và đưa ra quyết định hàng ngày trong mọi khía cạnh từ công việc đến các mối quan hệ trong cuộc sống. Trong sự nghiệp, mindset đóng vai trò nền tảng, ảnh hưởng sâu rộng đến:
1. Khả năng thích nghi và phát triển
Có thể nhận thấy rằng một người có mindset phát triển tin rằng khả năng và trí tuệ có thể được phát triển thông qua sự cống hiến và làm việc chăm chỉ. Ngược lại người có mindset cố định tin răng tài năng là bẩm sinh và không thay đổi. Họ dễ dàng nản lòng và né tránh những thử thách vì sợ thất bại. Trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh, mindset phát triển giúp chúng ta kiên trì, tìm kiếm giải pháp sáng tạo và không ngừng tiến bộ.
2. Khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
Mindset quyết định cách bạn đối mặt với thử thách. Mindset phát triển giúp chúng ta tích cực, bình tĩnh, tập trung vào giải pháp thay vì lo sợ vấn đề. Người có tư duy mindset phát triển thường có xu hướng nhìn nhận những cơ hội phát triển và dám thử sức. Họ sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn và chấp nhận những thách thức mới. Trong khi đó, người có mindset cố định có thể bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng vì sự e ngại và lo sợ thất bại.
3. Chi phối thái độ làm việc và tinh thần hợp tác
Mindset phát triển tạo ra một thái độ làm việc hăng say, chủ động và chịu trách nhiệm. Người có mindset này thường lạc quan, nhìn nhận vấn đề một cách xây dựng và có xu hướng lan tỏa năng lượng tích cực đến đồng nghiệp. Điều này thúc đẩy tinh thần hợp tác, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả. Ngược lại, mindset cố định có thể dẫn đến sự chán nản, thụ động và gây ra những mâu thuẫn không đáng có trong tập thể.
Cách xây dựng mindset phát triển cho công việc như thế nào?
Xây dựng mindset phát triển cho công việc là một quá trình liên tục đòi hỏi sự nhận thức, nỗ lực và kiên trì. Dưới đây là một số các có thể áp dụng để phát triển tư duy tích cực và thành công trong công việc:
(1) Hiểu rõ bản thân và chấp nhận điểm yếu
Tự nhận thức là bước đầu để phát triển mindset. Hãy thành thật với bản thân về năng lực, điểm mạnh, điểm yếu và những niềm tin giới hạn đang kìm hãm bạn. Khi đã hiểu, bạn mới có thể thay đổi và điều chỉnh mindset phát triển cho công việc.
(2) Tập trung vào quá trình hơn là kết quả
Đôi khi, việc quá tập trung vào kết quả cuối cùng có thể gây ra áp lực và lo lắng. Thay vào đó, hãy tập trung vào quá trình làm việc, vào việc học hỏi và phát triển từng ngày. Khi bạn tận hưởng quá trình và nỗ lực hết mình, kết quả tốt đẹp sẽ đến với sự cố gắng, nỗ lực của bạn.
(3) Rèn luyện tư duy phát triển
Không có mindset phát triển nào tồn tại nếu không học hỏi. Bạn có thể dành thời gian cho việc đọc sách, tham gia khóa học, trao đổi với người giỏi hơn mình là cách hiệu quả để cập nhật kiến thức và mở rộng góc nhìn.
(4) Xây dựng môi trường học hỏi tích cực
Môi trường xung quanh có ảnh hưởng lớn đến mindset phát triển của bạn. Hãy cố gắng làm việc trong một môi trường tích cực, nơi mọi người hỗ trợ và khuyến khích lẫn nhau đồng thời bạn cần tránh xa những người có thái độ tiêu cực và hay than vãn để xây dựng môi trường hữu ích nhất cho mindset phát triển của bạn.
(5) Tìm kiếm sự phản hồi và học hỏi từ người khác
Đừng ngại xin ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp, cấp trên hoặc những người có kinh nghiệm. Những phản hồi mang tính xây dựng sẽ giúp bạn nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để xây dựng mindset phát triển thành công.
Tại sao mindset lại quan trọng trong sự nghiệp? Cách xây dựng mindset phát triển cho công việc? (Hình từ internet)
Người có mindset phát triển có bắt buộc trải qua giai đoạn thử việc hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định cụ thể về vấn đề thử việc như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 không có quy định bắt buộc người có mindset phát triển phải trải qua giai đoạn thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động. Việc có áp dụng thử việc hay không sẽ do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Từ khóa: mindset phát triển xây dựng mindset phát triển Cách xây dựng mindset phát triển Người có mindset phát triển xây dựng mindset người lao động người có mindset cố định thử việc hợp đồng thử việc
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;