Áp lực đồng trang lứa là gì? Làm thế nào để biến áp lực thành động lực?

Áp lực đồng trang lứa là gì? Có phải là điều tiêu cực? Làm thế nào để biến áp lực thành động lực?

Đăng bài: 17:20 30/04/2025

Áp lực đồng trang lứa là gì?

Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là một loại cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc mất phương hướng khi bạn so sánh bản thân với những người cùng độ tuổi, cùng xuất phát điểm, hoặc môi trường sống, nhưng nhận ra mình "thua kém" họ theo một hoặc nhiều khía cạnh nào đó.

Thấy bạn bè cùng tuổi đã thăng tiến lên vị trí quản lý, còn bạn vẫn làm nhân viên, bạn cùng lớp ngày xưa đi du học, có sự nghiệp riêng, còn bạn vẫn loay hoay chưa ổn định. Mở mạng xã hội, ai cũng “có gì đó để khoe”, còn bạn lại thấy mình chẳng có gì nổi bật.

Áp lực đồng trang lứa thường liên quan đến các yếu tố như: Công việc, thu nhập, sự thăng tiến, đời sống gia đình và tình cảm; hình ảnh bản thân, phong cách sống, lối sống và những thành tựu cá nhân.

Dù không thể cân đo đong đếm được, nhưng áp lực này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, cách sống và đặc biệt là động lực phát triển, làm việc của mỗi người trong xã hội hiện đại.

Vì sao áp lực đồng trang lứa dễ xảy ra trong công việc?

Công việc, sự nghiệp hay môi trường sống là một phần rất lớn trong cuộc sống người trưởng thành và cũng là nơi dễ xảy ra nhữn so sánh nhất.

Có người tự hỏi: “Cùng tốt nghiệp một trường, cùng một ngành, sao họ lại làm giám đốc còn mình thì vẫn lương ba cọc ba đồng?”; “Bạn thân mình làm việc ở công ty lớn, được cử đi công tác nước ngoài, còn mình thì vẫn vật lộn với deadline mỗi ngày.”

Nguyên nhân phổ biến:

So sánh thành tích, chức vụ, mức lương với người cùng độ tuổi hoặc nhỏ hơn

Áp lực từ gia đình: “Nhìn con nhà người ta kìa...”, hoặc bản thân thấy chưa lo được cho ba mẹ tự áp lực kiếm tiền

Mạng xã hội khiến cuộc sống của người khác trông “hoàn hảo” hơn so với thực tế làm tăng tình trạng thiếu định hướng nghề nghiệp rõ ràng, nên dễ dao động khi thấy người khác thành công.

Những áp lực này, nếu không kiểm soát tốt, có thể dẫn đến:

- Tự ti, thiếu động lực làm việc.

- Nhảy việc liên tục vì nghĩ “ở đây mình không phát triển bằng người ta”.

- Ghen tỵ ngầm, ảnh hưởng đến quan hệ đồng nghiệp.

Áp lực không hoàn toàn tiêu cực

Điều quan trọng không phải là tránh né áp lực, mà là hiểu đúng bản chất của nó và biết chuyển hóa nó thành động lực đẻ phát triển cá nhân.

Áp lực cũng giống như trọng lực không thể nhìn thấy, nhưng nếu biết sử dụng, nó sẽ giữ bạn vững vàng thay vì đè bẹp bạn.

Áp lực giúp bạn nhận ra giới hạn hiện tại của bản thân, khơi dậy những nhu cầu thay đổi, để tiến bộ. Áp lực giúp bạn xây dựng mục tiêu rõ ràng hơn, thôi thúc hành động mạnh mẽ hơn.

Làm thế nào để biến áp lực thành động lực?

Thay vì so sánh với người khác, hãy so sánh với chính mình của hôm qua

Thay vì bị cuốn vào vòng xoáy: “Mình thua họ cái gì?”, hãy hỏi: “Hôm nay mình đã làm tốt hơn hôm qua điều gì?”

Việc này giúp bạn tập trung vào sự phát triển cá nhân, thay vì chạy đua với người khác. Mỗi người có thời điểm “nở hoa” khác nhau đừng ép bản thân theo lịch trình của người khác.

Biến sự ghen tỵ thành cảm hứng học hỏi

Khi thấy người khác thành công, thay vì buồn bã hoặc ghen tỵ, hãy dừng lại điều đó mà hãy học từ họ:

Họ có kỹ năng gì bạn còn thiếu?; Họ có thái độ làm việc như thế nào?; Họ từng bắt đầu từ đâu?

Ví dụ: Nếu bạn thấy một đồng nghiệp được thăng chức, thay vì tự hỏi “Sao không phải là mình?”, hãy quan sát nhìn nhận cách họ làm việc, cách họ kết nối với quản lý, cách họ tạo giá trị trong nhóm

Đặt mục tiêu cụ thể, thực tế và phù hợp với bản thân

Thay vì những mục tiêu mơ hồ kiểu “mình phải giỏi như A, như B”, hãy chuyển sang các mục tiêu như:

Trong 3 tháng tới, mình sẽ học xong một chứng chỉ chuyên môn; Trong 6 tháng tới, mình sẽ cải thiện kỹ năng thuyết trình.; Trong năm nay, mình sẽ ứng tuyển vào vị trí cao hơn...

Những mục tiêu nhỏ nhưng thực tế, dễ theo dõi sẽ giúp bạn dần tiến lên và cảm thấy có kiểm soát cuộc sống của mình thay vì luôn sống trong so sánh và hoang mang.

Rèn tư duy tích cực bạn không thua cuộc, bạn chỉ đang đi con đường khác, không ai là giống ai. Có người thành công ở tuổi 25, có người 35 mới tìm thấy đam mê. Điều quan trọng là:

Bạn đã đi đúng hướng mình lựa chọn, không dừng lại, sống đúng với năng lực và giá trị của bản thân, không cần phải chạy nhanh nhất, chỉ cần chạy bền bỉ và đều đặn, thành công rồi sẽ đến theo cách của riêng nó.

Áp lực đồng trang lứa là gì?

Áp lực đồng trang lứa là gì? Làm thế nào để biến áp lực thành động lực? (Hình từ Internet)

Bao nhiêu tuổi thì có thể tự mình ký hợp đồng lao động?

Căn cứ khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

 4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên khi đi làm được tự mình đứng ký hợp đồng lao động.

7 Nguyễn Thị Huỳnh Như

Từ khóa: áp lực đồng trang lứa người lao động giao kết hợp đồng lao động Áp lực đồng trang lứa là gì biến áp lực thành động lực hợp đồng lao động

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...