Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì? Làm thế nào để quản lý cảm xúc khi bị stress trong công việc?
Tìm hiểu về khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc và làm thế nào để quản lý cảm xúc khi bị stress trong công việc.
Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?
Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng nhận diện, nhận biết, điều chỉnh và làm chủ được cảm xúc bản thân một cách linh hoạt, chủ động và hợp lý nhất.
Người biết quản lý cảm xúc không phải là người giấu giếm hay kìm nén cảm xúc, mà là người biết làm chủ cảm xúc của chính mình, biết chọn cách biểu hiện phù hợp trong từng hoàn cảnh nhất định.
Kỹ năng quản lý cảm xúc trong môi trường công việc sẽ giúp cho bản thân giữ được sự chuyên nghiệp, bình tĩnh trước những áp lực, biết cách xử lý tình huống một cách khôn khéo và duy trì các mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, cấp trên.
Làm thế nào để quản lý cảm xúc khi bị stress trong công việc?
Thứ nhất, hãy học cách nhận diện cảm xúc ngay từ khi nó vừa xuất hiện
Hãy nhìn nhận cảm xúc của bản thân một cách tích cực nhất, không nên lờ đi hoặc cố gượng ép bản thân phải tỏ ra mình ổn, nên thẳng thắn thừa nhận cảm xúc bản thân cảm thấy như thế nào, lo lắng , giận dữ, thất vọng hay buồn bã. Việc này sẽ giúp cho bản thân chuyển sang trạng thái chủ động điều chỉnh được cảm xúc chính mình.
Thứ hai, nên hít thở sâu và thư giãn một cách khoa học.
Khi cảm xúc dâng trào vì stress hãy dành ra 1 cho đến 2 phút để ngừng mọi công việc nên tập trung hoàn toàn vào hơi thở. Điều chỉnh hơi thở với kỹ thuật thở sâu như 4 7 và 8, hít vào 4 giây, giữ 7 giây, thở ra 8 giây sẽ giúp bản thân làm dịu hệ thần kinh, giải phóng căng thẳng tức thời và lấy lại sự bình tĩnh cần thiết để xử lý vấn đề mắc phải.
Thứ ba, cần thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Dù công việc có bận rộn, áp lực ra sao, cũng hãy cố gắng dành cho bản thân những khoảng thời gian để nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống ngoài công sở.
Thứ tư, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
Việc chia sẻ áp lực với đồng nghiệp thân thiết, trao đổi với cấp trên hoặc tìm đến chuyên gia tâm lý nếu stress kéo dài, việc này không chỉ giúp giải tỏa cảm xúc mà còn mở ra nhiều giải pháp thực tế để tháo gỡ vấn đề một cách khoa học nhất.
Thứ năm, rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc mỗi ngày.
Thực hành quản lý cảm xúc mỗi ngày sẽ duy trì thái độ tích cực trước khó khăn, những stress mà công việc mang lại, hãy học cách tha thứ cho lỗi lầm dù là lỗi của mình hay người khác. Điều này sẽ giúp bản thân xây dựng một tư duy tích cực, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách trong công việc lẫn cuộc sống.
Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì? Làm thế nào để quản lý cảm xúc khi bị stress trong công việc? (Hình từ Internet)
Người lao động sẽ có quyền hạn gì khi làm việc?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của người lao động bao gồm như sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: quản lý cảm xúc Kỹ năng quản lý cảm xúc stress trong công việc người lao động quản lý cảm xúc khi bị stress nơi làm việc
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;