Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Khi sử dụng lao động nữ mang thai doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
08 lưu ý cho doanh nghiệp khi sử dụng lao động nữ mang thai? Người lao động nữ mang thai hộ có quyền lợi gì về chế độ thai sản? Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ là bao lâu?
Khi sử dụng lao động nữ mang thai doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
(1) Lao động nữ mang thai được tạm hoãn hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Lưu ý: Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Thời gian tạm hoãn do hai bên thảo thuận nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.
(Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, Điều 138 Bộ luật Lao động 2019)
(2) Không được sử dụng lao động nữ mang thai làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa
Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
(Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
Đồng thời, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa.
(Theo điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
(3) Lao động nữ mang thai chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày
Lao động nữ mang thai làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
(Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
Đồng thời, nếu lao động nữ mang thai đã thông báo những doanh nghiệp không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ mang thai thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
(Theo điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
(4) Doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ mang thai
Doanh nghiệp không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ mang thai.
(Theo khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
Khi doanh nghiệp có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp lao động nữ mang thai thì đó là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, doanh nghiệp sễ bị xử phạt như sau:
Người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả và nhận người lao động trở lại làm việc
Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ mang thai.
Bị xử lý vi phạm hành chính khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
(Theo điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
(5) Trong thời gian lao động nữ mang thai, trường hợp hợp đồng lao động hết hạn thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
(Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
(6) Không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai
Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ mang thai.
(Theo điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019)
Đồng thời, doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000.
(Theo điểm h khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
(7) Lao động nữ mang thai sau khi sinh có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản
Lao động nữ mang thai sau khi sinh có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng, đồng thời phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
(Theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
(8) Lao động nữ mang thai được hưởng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Lao động nữ mang thai ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
(Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Khi sử dụng lao động nữ mang thai doanh nghiệp cần lưu ý những gì? (Hình từ Internet)
Người lao động nữ mang thai hộ có quyền lợi gì về chế độ thai sản?
Lao động nữ mang thai hộ là đối tượng được áp dụng chế độ thai sản.
Tuy nhiên, lao động nữ mang thai hộ phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Và khi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
(Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ là bao lâu?
Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi chế độ thai sản khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 06 tháng.
Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm tối đa 01 tháng.
(Theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Được nghỉ trong giờ làm việc bao lâu theo quy định đối với lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đồng thời đến ngày hành kinh? Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi không cho lao động nữ nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi là bao nhiêu?
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với lao động nữ làm việc tại cơ sở của mình? Nhà nước đã thực hiện những chính sách gì để thúc đẩy bình đẳng giới?
Công ty được xem là sử dụng nhiều lao động nữ trong trường hợp nào? Công ty sử dụng nhiều lao động nữ có được nhà nước giảm thuế không?
Lao động nữ theo quy định pháp luật là gì? 15 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ hiện nay, cụ thể ra sao?
Aries là cung gì? Tính cách của cung Aries trong công việc? Định hướng nghề nghiệp cho cung Aries?
Mùng 1 quét ra, mùng 3 quét vào: Ý nghĩa hay phong tục trong ngày Tết? Người lao động thử việc khi nghỉ Tết có được hưởng nguyên lương hay không?
Ngày tảo mộ năm 2025 vào ngày nào là tốt nhất? Người lao động đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù hay không?
Ngày 25 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 25 tháng Chạp có được xem là ngày lễ chính thức theo pháp luật? Người lao động có được nghỉ Tết Nguyên Đán từ ngày 25 tháng Chạp không?