Trì hoãn là gì? Loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc bằng 5 cách đơn giản sau?

Bạn có đang trì hoãn? 5 cách đơn giản để loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc ngay hôm nay

Đăng bài: 14:00 26/04/2025

Trì hoãn là gì?

Trì hoãn là gì? Trì hoãn với tên gọi tiếng anh là Procrastination là hành vi chần chừ, hoãn lại hoặc né tránh việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó dù biết rằng điều này đó có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Trong công việc thói quen trì hoãn thường biểu hiện dưới dạng chờ đúng thời hạn được giao mới làm hoặc sẽ làm sau đó khi có cảm hứng. 

Ngoài ra, khác với việc nghỉ ngơi có chủ đích, trì hoãn thường đi kèm với cảm giác tội lỗi, căng thẳng và giảm hiệu suất. Thay vì bắt đầu, người có tính trì hoãn thường sẽ lựa chọn làm việc khác dễ hơn, ít áp lực hơn và hay sẽ không làm gì cả.

Nguyên nhân dẫn đến trì hoãn?

Trì hoãn là một thói quen phổ biến nhưng khó kiểm soát, được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau cả về tâm lý lẫn hành vi. Để hiểu rõ và từng bước thay đổi thói quen này, trước hết chúng ta cần nhận diện những nguyên nhân chính dẫn đến việc trì hoãn. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể: 

1. Trì hoãn do sợ thất bại: Nhiều người lo lắng về việc bản thân không đủ giỏi để bắt đầu vào công việc nên họ chọn việc tránh né để khỏi đối mặt với kết quả.

2. Trì hoãn do chủ nghĩa hoàn hảo: Chính vì mong muốn mọi thứ thật hoàn hảo khiến họ không bao giờ cảm thấy sẵn sàng để bắt đầu vào làm việc.

3. Trì hoãn do thiếu động lực: Điều này thể hiện khi công việc không có mục tiêu rõ ràng hoặc không tạo dẫn đến việc bạn cảm thấy thiếu năng lượng và tinh thần làm việc. Thường phải chờ đợi cho đến khi tâm trạng tốt hơn để làm hoặc khi có cảm hứng mới làm việc. 

4. Trì hoãn do chủ quan, tự tin vào khả năng bản thân: Bạn luôn nghĩ rằng mình có thể hoàn thành công việc vào phút cuối nên trì hoãn thực hiện, đợi đến phút chót mới bắt tay vào làm. 

5. Trì hoãn do bị phân tâm bởi những việc ngoài lề: Với thói quen lười biếng bạn dễ bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội, thông báo điện thoại, môi trường làm việc không yên tĩnh càng khiến bạn xao nhãng và không tập trung làm việc đã hình thành nên thói quen trì hoãn.

Lưu ý: Thông tin trên về "Trì hoãn là gì? Nguyên nhân dẫn đến trì hoãn?" chỉ mang tính tham khảo.

               

Trì hoãn là gì? Loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc bằng 5 cách đơn giản sau? (Hình từ internet)

Loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc bằng 5 cách đơn giản sau?

Để vượt qua được sự trì hoãn trong công việc bạn cần thực hiện các bước dưới đây:

Cách 1: Lên kế hoạch các việc cần làm 

Việc khắc phục thói quen trì hoãn không thể chỉ dừng lại ở những lời tự nhủ như phải bắt đầu ngay hay đừng trừ hoãn mà phải kèm theo hành động cụ thể để loại bỏ thói quen trì hoãn sớm nhất. 

Thay vào đó, bước đầu tiên bạn cần làm là lập một danh sách công việc kèm theo thời hạn hoàn thành rõ ràng. Khi đã có cái nhìn tổng quan, bạn sẽ dễ dàng tổ chức và sắp xếp công việc theo trình tự hợp lý. Việc áp dụng kỹ năng quản lý thời gian và xác định mức độ ưu tiên sẽ giúp bạn tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng và loại bỏ được thói quen trì hoãn. 

Cách 2: Thiết lập deadline phù hợp cho từng mục tiêu

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự trì hoãn là do mục tiêu không rõ ràng dẫn đến bạn không biết chính xác cần làm gì và bắt đầu từ đâu. Vì vậy, việc xác định mục tiêu cụ thể là bước đầu tiên và rất quan trọng để tránh rơi vào tình trạng chần chừ. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra cũng cần phù hợp với thực tế. Tránh đặt mục tiêu quá xa vời, dễ khiến bạn mất động lực ngay từ đầu. Thay vào đó, hãy chia nhỏ thành các mục tiêu ngắn hạn theo từng giai đoạn. 

Cách 3: Tự thưởng cho bản thân

Chắc chắn ai cũng cảm thấy vui vẻ khi nhận được lời khen hay một món quà nhỏ như sự ghi nhận cho những nỗ lực đã bỏ ra. Dù mục tiêu bạn đạt được có lớn hay nhỏ, đừng quên tự thưởng cho chính mình. Việc này không chỉ giúp bạn cảm thấy hài lòng với kết quả, mà còn tạo ra cảm xúc tích cực, từ đó tiếp thêm động lực để bạn tiếp tục hoàn thành những công việc tiếp theo. 

Cách 4: Ngắt kết nối với những thứ làm bạn mất tập trung 

Việc tắt điện thoại  và các thông báo trên máy tính sẽ giúp bạn tránh được những yếu tố gây xao nhãng, từ đó tập trung tối đa vào công việc. Khi không còn bị cuốn vào sức hút của mạng xã hội hay tin nhắn liên tục, năng suất làm việc sẽ được cải thiện rõ rệt. Đây là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn nên áp dụng để từng bước vượt qua thói quen trì hoãn.

Cách 5: Phân nhỏ công việc để dễ bắt đầu

Việc chia nhỏ công việc thành từng nhiệm vụ cụ thể sẽ giúp bạn cảm thấy dễ tiếp cận hơn, từ đó tạo sự hứng thú khi bắt tay vào làm. Thay vì cảm thấy choáng ngợp bởi một khối lượng lớn công việc, bạn có thể bắt đầu với những nhiệm vụ đơn giản nhất. Khi hoàn thành từng phần nhỏ, bạn sẽ có cảm giác tiến bộ rõ rệt  điều này tạo động lực tự nhiên để tiếp tục công việc, đồng thời đẩy lùi sự trì hoãn một cách hiệu quả.

Người lao động phải đủ bao nhiêu tuổi mới được đi làm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này. 
... 

Đồng thời căn cứ tại Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau về lao động chưa thành niên: 

Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này. 

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 quy định: "3. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh."

Như vậy, hiện nay độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi nếu không tính các trường hợp ngoại lệ sau:

- Với một số ngành nghề, công việc nhẹ thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành thì người sử dụng lao động được phép tuyển dụng cả những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.

- Đối với các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách thì được sử dụng người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7 Nguyễn Thị Trâm

Từ khóa: Trì hoãn là gì sự trì hoãn loại bỏ thói quen trì hoãn người lao động trì hoãn trong công việc Thói quen trì hoãn Nguyên nhân dẫn đến trì hoãn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...