Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lời bài hát Vì sao tôi là gay - Fony Trung?
Lời bài hát Vì sao tôi là gay - ca sĩ Fony Trung? Trường hợp nào sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản?
Lời bài hát Vì sao tôi là gay - Fony Trung?
Dưới đây là thông tin về Lời bài hát Vì sao tôi là gay - Fony Trung?
Mối tình đầu xuyến xao Ngỡ tình mình hạnh phúc biết bao Nhưng ngờ đâu một người thứ ba chen vào Đã cướp đi người mà tôi rất yêu.
Chớ vội vàng anh trách tôi Phút đầu thật lòng tôi cũng yêu Nhưng thời gian cho tôi hiểu ra một điều Người tôi yêu không phải cô ấy Người tôi yêu chính là anh.
Lòng tôi tan nát khi nhận ra tôi là gay Đời có hiểu cho hay mĩa mai tình tôi Đàn ông cớ sao lại đi yêu người đàn ông Sao trời cao trớ trêu cợt đùa cuộc đời tôi Khi tôi cũng muốn làm một người đàn ông.
Vừa nghe anh nói tôi lại thương cho đời anh Dù sao chúng ta cũng đều là đàn ông Và xin cảm ơn anh dành cho tôi tình cảm đó Nhưng tôi chúc anh sẽ tìm được người như ý Người sẽ đi chung suốt cuộc đời anh. |
Lưu ý: Thông tin về Lời bài hát Vì sao tôi là gay - Fony Trung? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: Lời bài hát Thương Người Thương Người Khác - Myra Trần?
Xem thêm: Lời bài hát Ta Ghét -Tez?
Lời bài hát Vì sao tôi là gay - Fony Trung? (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp nào sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;
c) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này.
3. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.
4. Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kịp thời khắc phục hậu quả. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.
6. Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trường hợp sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định Nghị định 144/2020/NĐ-CP;
- Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP;
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, thì quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được quy định cụ thể như sau:
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được hiểu như sau:
[1] Đối với tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ, tác phẩm thể hiện dưới dạng chữ viết quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc thuyết trình, trình bày làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm bằng thính giác nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm, bao gồm cả việc cảm nhận từ bên ngoài không gian nơi đang diễn ra việc thuyết trình, trình bày qua màn hình, loa hoặc thiết bị kỹ thuật tương tự.
[2] Đối với tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc biểu diễn làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm bằng thính giác hoặc trình bày tác phẩm trên sân khấu cho công chúng nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm, bao gồm cả việc cảm nhận từ bên ngoài không gian nơi đang diễn ra việc biểu diễn qua màn hình, loa hoặc thiết bị kỹ thuật tương tự.
[3] Đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc trình chiếu làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm điện ảnh thông qua các phương tiện kỹ thuật nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm.
[4] Đối với tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại các điểm g và h khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc triển lãm, trưng bày, trình chiếu để công chúng xem bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];