Top 3 sai lầm dẫn đến tai nạn lao động và các kỹ năng cần có để phòng tránh tai nạn lao động?

Những sai lầm dẫn đến tai nạn lao động là gì? Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì sẽ có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Đăng bài: 15:13 09/05/2025

Top 3 sai lầm dẫn đến tai nạn lao động 

Trang thiết bị bảo hộ không đảm bảo chất lượng

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tai nạn lao động là sử dụng trang thiết bị bảo hộ không đáp ứng yêu cầu. Mặc dù người lao động có ý thức trong việc sử dụng thiết bị bảo hộ, nhưng nếu những thiết bị ấy thiếu an toàn, lỏng lẻo. Ví dụ như: Nón bảo hộ mỏng, dây đeo không đủ chắc chắn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn lao động.

Giải pháp: Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị bảo hộ lao động. Phía doanh nghiệp nên lựa chọn những thiết bị chất lượng để đảm bảo an toàn cho người lao động. Đồng thời tổ chức những buổi đào tạo hướng dẫn người lao động sử dụng các thiết bị bảo hộ.

Thiếu kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm làm việc còn yếu

Rất nhiều trường hợp người lao động, đặc biệt là những lao động trẻ mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong việc đảm bảo an toàn khi làm việc dẫn đến tai nạn lao động. Hay trường hợp người lao động chưa được đào tạo kỹ về kỹ năng làm việc dẫn đến xảy ra sai sót gây tai nạn lao động.

Giải pháp: Người sử dụng lao động tổ chức các buổi đào tạo tay nghề, nâng cao kỹ năng chuyên môn cho người lao động. Thường xuyên giám sát, các buổi kiểm tra kiến thức và kỹ năng làm việc của người lao động.

Sự chủ quan của người lao động

Nhiều người lao động, những lao động lâu năm đa số sẽ chủ quan trong vấn đề an toàn lao động. Người lao động vì muốn tiết kiệm thời gian, hoàn thành công việc một cách nhanh chóng mà bỏ quan các bước như trang bị thiết bị bảo hộ lao động.

Giải pháp: Người sử dụng lao động nên tổ chức các buổi tuyên truyền về tầm quan trọng của an toàn lao động. Trong trường hợp cần thiết hãy đưa ra các chính sách thưởng, phạt cụ thể. Điều này sẽ giúp người lao động tự giác hơn trong vấn đề tuân tuẩn an toàn lao động.

Top 3 sai lầm dẫn đến tai nạn lao động và các kỹ năng cần có để phòng tránh tai nạn lao động?

Top 3 sai lầm dẫn đến tai nạn lao động và các kỹ năng cần có để phòng tránh tai nạn lao động? (Hình từ Internet)

Kỹ năng cần có để phòng tránh tai nạn lao động

- Kỹ năng quan sát, nhận diện nguy hiểm: Trước khi bắt tay vào làm việc, hãy quan sát môi trường xung quanh như nguồn điện, máy móc,... và báo cáo khi phát hiện điều bất thường.

- Kỹ năng sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động: Trước khi tham gia lao động, hãy chắc chắn rằng bạn biết sử dụng các thiết bị bảo hộ. Luôn kiểm tra thiết bị bảo hộ trước khi sử dụng. Nếu phát hiện vấn đề, hãy thông báo và nhờ đối các mới, tuyệt đối không sử dụng các thiết bị bảo hộ có dấu hiệu hư hỏng.

- Kỹ năng tập trung, làm việc đúng quy trình: Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo quy trình lao động. Hãy nhớ, bạn rút ngắn một bước sẽ tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lao động của bạn lên một phần.

- Kỹ năng giữ bình tĩnh, phản xạ nhanh: Khi xảy ra sự cố liên quan đến nguồn điện hay hỏa hoạn, điều bạn cần làm là bình tĩnh và phản xạ đúng thay vì hoảng loạn. Hãy ghi nhớ các lối thoát hiểm, kỹ năng sử dụng bình chữa cháy,...

- Kỹ năng quản lý, phân bổ thời gian làm việc: làm việc vừa đủ, tuyệt đối không tham gia lao động các công việc nguy hiểm liên quan đến điện, gas, … khi đang mệt mỏi, không tỉnh táo.

Ngoài ra còn rất nhiều kỹ năng như: Kỹ năng sơ cứu khẩn cấp, kỹ năng giao tiếp nhanh, báo cáo những tình huống khẩn cấp, kỹ năng thực hiện nhanh, thao tác đúng,...

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì sẽ có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:

- Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;

- Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;

- Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;

- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

3 Nguyễn Thị Thúy Nga

Từ khóa: Tai nạn lao động An toàn lao động thiết bị bảo hộ lao động người lao động người sử dụng lao động

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...