Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo được thực hiện thế nào?
Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo được thực hiện với quy trình thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ai trả?
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo như sau:
[1] Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018;
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 143/2024/NĐ-CP mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra lại tai nạn lao động;
Đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết.
Trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ lý do.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh đã điều tra vụ tai nạn lao động có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương đối với tai nạn xảy ra cho người lao động;
- Kết luận của Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
[2] Biên bản điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại được công bố.
Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện năm 2025 là bao nhiêu?
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về chi phí điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ai trả?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 143/2024/NĐ-CP về chi phí điều tra, điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định:
Chi phí điều tra, điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Cơ quan có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia đoàn điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia đoàn điều tra theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động và các chi phí hợp lý liên quan đến điều tra tai nạn lao động của người lao động.
3. Các khoản chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị; được thanh, quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Chi phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Theo đó, quy định về chi phí điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
[1] Cơ quan có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia đoàn điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia đoàn điều tra theo quy định của pháp luật.
[2] Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm:
- Dựng lại hiện trường;
- Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
- Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết);
- Khám nghiệm tử thi;
- In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động;
- Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động
- Các chi phí hợp lý liên quan đến điều tra tai nạn lao động của người lao động.
[3] Các khoản chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 143/2024/NĐ-CP được hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị; được thanh, quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính.
[4] Chi phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Điều tra tai nạn lao động xảy ra trong quá trình tham gia giao thông quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về điều tra tai nạn lao động xảy ra trong quá trình tham gia giao thông như sau:
Điều tra tai nạn lao động xảy ra trong quá trình tham gia giao thông
Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình tham gia giao thông thì Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh quy định tại khoản 3 và Đoàn điều tra cấp cơ sở quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này tiến hành xác minh, lập biên bản điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:
1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông.
2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã (hoặc của chính quyền địa phương) nơi xảy ra tai nạn theo mẫu văn bản xác nhận quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, theo quy định trên thìtTrường hợp người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình tham gia giao thông thì Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh quy định tại khoản 3 và Đoàn điều tra cấp cơ sở quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 143/2024/NĐ-CP tiến hành xác minh, lập biên bản điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:
- Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông.
- Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã (hoặc của chính quyền địa phương) nơi xảy ra tai nạn theo mẫu văn bản xác nhận quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
Xem thêm: Đối tượng áp dụng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là ai?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
