Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Quy trình kiểm tra và giám sát chất lượng sữa? Học gì để làm Kỹ sư công nghệ thực phẩm?
Tìm hiểu về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trong ngành sữa. Quy trình kiểm tra và giám sát chất lượng sữa? Học gì để làm Kỹ sư công nghệ thực phẩm?
Quy trình kiểm tra và giám sát chất lượng sữa?
Theo tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11216:2015 về Sữa và sản phẩm sữa -Thuật ngữ và định nghĩa giải thích sữa (milk) là dưỡng chất thu được từ một hoặc nhiều lần vắt từ tuyến vú của động vật cho sữa.
Quy trình kiểm tra và giám sát chất lượng sữa là một hệ thống phức tạp và nhiều giai đoạn. Trong đó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau để đảm bảo sản phẩm sữa an toàn, đầy đủ dinh dưỡng và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.
Dưới đây là tổng quát về quy trình kiểm tra và giám sát chất lượng sữa:
Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào:
- Đối với nguyên liệu sữa tươi:
Kiểm tra tại trang trại: gồm đánh giá sức khỏe vật nuôi, điều kiện vệ sinh chuồng trại, quy trình vắt sữa, chất lượng sữa ban đầu.
Kiểm tra khi nhập vào nhà máy: Lấy mẫu sữa kiểm tra các chỉ tiêu, vi sinh vật, dư lượng thuốc kháng sinh...
- Đối với nguyên liệu khác: Kiểm tra chất lượng đường, bột sữa, hương liệu, phụ gia thực phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định an toàn.
- Đối với vật liệu bao bì: Kiểm tra chất lượng, độ an toàn của vật liệu bao bì tiếp xúc trực tiếp với sữa.
Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất:
- Giám sát quy trình công nghệ: Theo giỏi chặt chẽ các thông số kỹ thuật ở từng công đoạn sản xuất để đảm bảo quy trình.
- Kiểm tra bán thành phẩm: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng ở các giai đoạn chế biến khác nhau trong các giai đoạn sau thanh trùng, sau lên men, trước đóng gói để đảm bảo đạt yêu cầu.
- Kiểm soát vệ sinh nhà xưởng và thiết bị: Thực hiện vệ sinh định kỳ, khử trùng thiết bị, kiểm tra vệ sinh bề mặt, không khí để ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh vật.
- Kiểm soát chất lượng nước: Đảm bảo nguồn nước sửa dụng trong sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
- Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại: Thực hiện các biện pháp phòng chống côn trùng hiệu quả.
Kiểm tra chất lượng thành phẩm:
- Kiểm tra cảm quan: Gồm các hoạt động đánh giá màu sắc, mùi vị, trạng thái của sữa.
- Kiểm tra hóa lý: Kiểm tra hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong sữa (Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic), độ pH, độ ẩm, độ nhớt và các chỉ tiêu khác theo tiêu chuẩn sản phẩm.
- Kiểm tra vi sinh vật: Xác định tổng số vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh khác.
- Kiểm tra an toàn thực phẩm: Xác định dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác (nếu có).
- Kiểm tra bao bì và nhãn mác: Đảm bảo bao bì nguyên vẹn, nhãn mác đầy đủ đúng thông tin quy định.
- Lưu mẫu: Lưu giữ mẫu sản phẩm của từng lô sản xuất để đối chiếu khi cần thiết.
Quy trình kiểm tra và giám sát chất lượng sữa? Học gì để làm Kỹ sư công nghệ thực phẩm? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm như sau:
- Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Việc tuân thủ các nguyên tắc này là nền tảng để xây dựng một hệ thống an toàn thực phẩm hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cộng đồng và phát triển bền vững ngành thực phẩm.
Học gì để làm Kỹ sư công nghệ thực phẩm?
Các ngành học liên quan để trở thành Kỹ sư công nghệ thực phẩm gồm:
- Ngành Công nghệ thực phẩm: Là ngành học cốt lõi, tập trung đào tạo kiến thức và kỹ năng toàn diện về sản xuất, chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lượng và phát triển sản phẩm.
- Ngành Công nghệ sinh học: tập trung vào ứng dụng các quy trình sinh học để sản xuất và cải thiện sản phẩm, bao gồm cả thực phẩm.
- Ngành Hóa học: Cung cấp kiến thức nền tảng về thành phần, cấu trúc, tính chất và các phản ứng hóa học của vật chất, rất quan trọng trong việc hiểu về thực phẩm.
- Ngành Kỹ thuật hóa học: Tập trung vào thiết kế, xây dựng, vận hành và tối ưu hóa các quy trình công nghiệp, bao gồm cả sản xuất thực phẩm quy mô lớn.
- Ngành Khoa học Dinh dưỡng: Nghiên cứu về các chất dinh dưỡng, vai trò của chúng đối với sức khỏe và cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];