Lễ hợp long cầu Rạch Miễu 2 19 4 2025. Ý nghĩa của lễ hợp long trong xây dựng cầu đường? Các công việc của kỹ sư cầu đường là gì?
Tìm hiểu về lễ hợp long. Lễ hợp long cầu Rạch Miễu 2 19 4 2025. Ý nghĩa của lễ hợp long trong xây dựng cầu đường? Bằng kỹ sư có được xem là bằng cử nhân, chứng chỉ giáo dục đại học không?
Lễ hợp long cầu Rạch Miễu 2 19 4 2025 là lễ gì? Ý nghĩa của lễ hợp long trong xây dựng cầu đường?
Ngày 19 4 2025, Bộ Xây dựng phối hợp cùng UBND tỉnh Tiền Giang và UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ hợp long cầu Rạch Miễu 2.
Dự án cầu Rạch Miễu 2 có điểm đầu giao cắt giữa Quốc lộ 1 với Đường tỉnh 870 thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, điểm cuối kết nối với Quốc lộ 60 tại đường dẫn cầu Hàm Luông thuộc tỉnh Bến Tre.
Trong quá trình xây dựng cầu, có một công đoạn gọi là hợp long. Lễ hợp long là một nghi thức quan trọng trong ngành xây dựng cầu đường mà kỹ sư xây dựng cầu đường nào cũng phải biết.
Đây là một nghi thức lớn, diễn ra khi kết nối 2 nhịp cầu cuối cùng từ hai đầu cầu đi vào, được nối liền lại với nhau để tạo thành một cây cầu hoàn chỉnh một cách chính xác và vững chắc nhất.
Lễ hợp long là một cột mốc đánh dấu công trình xây dựng đã hoàn thiện về mặt kết cấu chính. Và đây chỉ là giai đoạn giữa của dự án, lễ hợp long diễn ra trước khi thi công mặt cầu, lan can và các chi tiết khác.
Sau hơn 3 năm thi công, khởi công từ tháng 3/2022, dự kiến hoàn thành đầu năm 2026, cây cầu nối đôi bờ sông Tiền bước vào thời khắc quan trọng, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thi công công trình giao thông trọng điểm nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Ý nghĩa của lễ hợp long trong xây dựng cầu đường:
- Quan trọng nhất của lễ hợp long là sự đánh dấu xác nhận giai đoạn thi công kết cấu chính của công trình xây dựng đã hoàn thành.
- Lễ hợp long diễn ra nhằm khẳng định công trình xây dựng đang đi đúng hướng, đúng kế hoạch, đúng tiến độ đã đề ra.
- Ngoài ra lễ hợp long còn là sự kiện để tạo niềm tin cho các chủ đầu tư, các ban ngành và đặc biệt là niềm tin của người dân.
- Lễ hợp long với sự góp mặt của giới truyền thông nhằm góp phần quảng bá, truyền thông hình ảnh cho công trình xây dựng.
Lễ hợp long cầu Rạch Miễu 2 19 4 2025. Ý nghĩa của lễ hợp long trong xây dựng cầu đường? Bằng kỹ sư có được xem là bằng cử nhân, chứng chỉ giáo dục đại học không? (Hình từ Internet)
Các công việc của kỹ sư cầu đường là gì? Bằng kỹ sư có được xem là bằng cử nhân, chứng chỉ giáo dục đại học không?
Kỹ sư xây dựng cầu đường đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra các công trình giao thông quan trọng như cầu, đường bộ, đường cao tốc, hầm, nút giao thông… Đây là những người trực tiếp biến bản vẽ thành hiện thực, đảm bảo công trình bền vững, an toàn, đúng tiến độ và hiệu quả kinh tế.
Kỹ sư xây dựng cầu đường sẽ làm các công việc, tùy thuộc vào chuyên ngành của kỹ sư như sau:
- Thiết kế và lập bản vẽ.
- Thi công và giám sát hiện trường.
- Kiểm tra và nghiệm thu công trình.
- Quán lý dự án.
- Đóng góp phát triển hạ tầng kinh tế.
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 99/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học
1. Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm:
a) Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
b) Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
c) Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
d) Văn bằng trình độ tương đương là văn bằng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
...
Theo quy định trên có thể hiểu bằng cử nhân là một bậc học đại học cơ bản mà sinh viên thường đạt được sau khi hoàn thành chương trình đại học.
Trong trường hợp bằng kỹ sư, đó là một loại bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật, nơi sinh viên tập trung vào học các môn học liên quan đến kỹ thuật và công nghệ, nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này.
Nói cách khác, bằng kỹ sư được coi là một bậc học đại học cấp cơ sở, và khi bạn hoàn thành chương trình học chuyên sâu liên quan đến kỹ thuật và công nghệ, bạn sẽ nhận được bằng kỹ sư. Và trong hệ thống văn bằng giáo dục đại học thì bằng kỹ sư tương đương với bằng cử nhân.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];