Earth Day là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Earth Day?
Earth Day là ngày gì? Thế nào là nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của ngày Earth Day?
Earth Day là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Earth Day?
Môi trường sống hiện nay đang ngày càng bị đe dọa bởi rất nhiều tác động tiêu cực đến từ con người, từ ô nhiễm không khí, nguồn nước cho đến biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học.
Trong bối cảnh đó, Earth Day – Ngày Trái Đất – ra đời như một lời nhắc nhở toàn cầu về tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh xanh.
Earth Day là ngày gì?
Earth Day hay Ngày Trái Đất, là một sự kiện thường niên được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 hàng năm nhằm nâng cao khả năng nhận thức của cộng đồng toàn cầu về các vấn đề môi trường.
Đây không chỉ là một ngày kỷ niệm đơn thuần mà Earth Day còn là một chiến dịch nhằm đưa ra những lời kêu gọi tất cả mọi người đều vận động mạnh mẽ để có thể thúc đẩy việc thay đổi các hành vi tiêu dùng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và áp dụng các giải pháp thân thiện với thiên nhiên.
Nguồn gốc của Ngày Trái Đất
Earth Day lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 22/4/1970 tại Hoa Kỳ, bắt nguồn từ sáng kiến của Thượng nghị sĩ Gaylord Nelson ông là một người có sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề môi trường sau khi chứng kiến các tác động đang tàn phá môi trường của một vụ tràn dầu lớn ở California vào năm 1969.
Lấy cảm hứng từ phong trào phản chiến và các hoạt động xã hội mạnh mẽ của thập niên 1960, ông Nelson có một mong muốn là tạo ra một phong trào mới với quy mô toàn quốc về việc bảo vệ môi trường.
Sự kiện đầu tiên đã thu hút hơn 20 triệu người Mỹ tham gia – đây được xem là một con số đáng kinh ngạc vào thời điểm đó – tất cả mọi người thuộc các tầng lớp khác nhau bao gồm sinh viên, giáo viên, nhà hoạt động xã hội và các nhà lãnh đạo chính trị.
Từ một sự kiện nổi tiếng tại một quốc gia mà Earth Day đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu. Đến nay, ngày này đã được tổ chức tại hơn 190 quốc gia và đã trở thành một trong những chiến dịch bảo vệ môi trường lớn nhất hành tinh.
Ý nghĩa của ngày Earth Day
Ngày Trái Đất mang nhiều ý nghĩa sâu sắc bởi lẽ nó không chỉ dừng lại ở cấp độ cá nhân mà còn tiến ra quy mô cộng đồng và toàn cầu.
1. Nâng cao nhận thức về môi trường
Earth Day là cơ hội để mỗi người trong chúng ta nên từ từ và nhìn nhận lại mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Từ đó thông qua các hoạt động như trồng cây, dọn rác, tái chế, hội thảo về biến đổi khí hậu, mọi người có thể học hỏi và thay đổi thói quen sống theo hướng thân thiện hơn với môi trường.
2. Thúc đẩy hành động thiết thực
Không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, Earth Day còn đẩy mạnh quá trình khuyến khích các hành động cụ thể như giảm sử dụng nhựa dùng một lần, tiết kiệm năng lượng, sử dụng sản phẩm tái chế hoặc tham gia các chiến dịch cộng đồng.
Đây chính là một dịp nhắc nhở bản thân để mỗi người bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhưng có ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
3. Tạo áp lực chính sách
Nhờ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Earth Day, đã có rất nhiều chính sách môi trường được thúc đẩy và ban hành.
Bởi vì ngày Trái Đất chính là một nền tảng để các tổ chức phi chính phủ, nhà hoạt động môi trường và cộng đồng gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách nhằm đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường bền vững hơn.
4. Xây dựng tinh thần đoàn kết toàn cầu
Earth Day là minh chứng cho tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia, các nền văn hóa trong hoạt động cùng nỗ lực chung bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.
Bất chấp sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa hay chính trị mà tất cả hãy cùng chung tay hướng tới mục tiêu duy nhất: gìn giữ Trái Đất cho thế hệ mai sau.
Earth Day là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Earth Day? (Hinh từ Internet)
Người lao động có được nghỉ hưởng lương vào ngày Earth Day không?
Tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Earth Day không phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động.
Từ khóa: Earth Day Người lao động Ngày trái đất 22 tháng 4 Môi trường sống Earth Day là ngày gì
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;