Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Coin Lending là gì? Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng Coin Lending?
Định nghĩa Coin lending là gì? Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng Coin Lending?
Coin lending là gì? Những sàn Coin lending phổ biến nhất hiện nay?
Định nghĩa Coin lending là gì?
"Coin lending" hay còn gọi là cho vay tiền điện tử là một hình thức cho vay tài chính, trong đó người sở hữu tiền điện tử (như Bitcoin, Ethereum, USDT, v.v.) cho người khác vay để nhận lãi suất. Đây là một cách kiếm lợi nhuận thụ động từ số lượng coin bạn đang nắm giữ, thay vì để chúng nằm yên trong ví.
Cách hoạt động của Coin Lending
Bước 1: Bạn gửi coin vào một nền tảng lending.
Bước 2: Nền tảng này cho người khác vay (cá nhân, tổ chức, trader…).
Bước 3: Bạn nhận lại coin gốc + lãi suất sau thời gian cho vay.
Có thể thực hiện coin lending thông qua:
- Sàn tập trung (CEX): như Binance, OKX, KuCoin…
- Sàn phi tập trung (DeFi): như Aave, Compound, MakerDAO…
Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng Coin Lending?
Hiện nay thị trường tiền điện tử có tiềm năng tăng trưởng rất lớn, khi thị trường tăng trưởng, các hoạt động Coin lending cũng sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể. Ưu điểm mạnh nhất của hình thức này là với lãi suất cho vay tiền điện tử thường cao hơn đáng kể so với các hình thức đầu tư truyền thống như gửi tiết kiệm ngân hàng tạo ra cơ hội kiếm lợi nhuận lớn cho người cho vay.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm của hình thức đầu tư sinh lời này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người sử dụng nó có thể kể đến như:
- Giá tiền điện tử có thể biến động mạnh, dẫn đến rủi ro lớn cho cả người cho vay và người đi vay. Nếu giá giảm mạnh, người cho vay có thể mất một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư Coin Lending.
- Các sàn giao dịch điện tử có thể gặp rủi ro về bảo mật, bị hack hoặc thậm chí phá sản có thể dẫn đến mất mát tài sản của người dùng.
- Người đi vay có thể không trả được khoản nợ, đặc biệt trong trường hợp giá tiền điện tử giảm mạnh, khi đó người cho vay có thể sẽ mất trắng nếu số tiền không có người trả do phần lớn các nền tảng đầu tư Coin lending đều không có bảo hiểm cho tài sản của người dùng.
Lời khuyên
- Coin lending là một hình thức đầu tư có rủi ro, vì vậy người dùng chỉ nên đầu tư số tiền mà bản thân có thể chấp nhận mất
- Không nên đặt tất cả tiền điện tử vào một nền tảng hoặc một loại tiền điện tử duy nhất mà hãy chia nhỏ số tiền đầu tư và phân bổ vào nhiều nền tảng và loại tiền điện tử khác nhau để giảm thiểu rủi ro.
- Cập nhật thông tin về thị trường tiền điện tử để có thể đưa ra quyết định đầu tư kịp thời.
- Ưu tiên sử dụng các nền tảng phổ biến, có nhiều người dùng và đột uy tín cao cũng như tìm hiểu về lịch sử hoạt động, đội ngũ phát triển, và đánh giá từ cộng đồng người dùng.
Trên đây là phần nội dung chỉ mang tính chất tham khảo về Coin lending là gì?
Coin lending là gì? Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng Coin Lending? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay cụ thể như sau:
(i) Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(ii) Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
(iii) Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(iv) Trường hợp vay không có lãi: khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
(v) Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả
Trong trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];