Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực?
Khi đi xin việc cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trong giai đoạn tìm kiếm việc làm. Vậy pháp luật có quy định về hồ sơ xin việc làm hay không? Và những giấy tờ nào trong hồ sơ xin việc phải công chứng/chứng thực?
Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các thông tin mà người lao động được tuyển dụng vào làm việc phải cung cấp cho người sử dụng lao động bao gồm:
+ Ngày tháng năm sinh
+ Giới tính
+ Nơi cư trú
+ Trình độ học vấn
+ Trình độ kỹ năng nghề
+ Xác nhận tình trạng sức khỏe
+ Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu
Có thể thấy pháp luật hiện tại không có quy định về hồ sơ xin việc. Mà chỉ quy định khi được tuyển dụng vào làm việc người lao động phải cung cấp thông tin bắt buộc nêu trên cho người sử dụng lao động. Còn thực tế các giấy tờ cần có trong hồ sơ xin việc sẽ phụ thuộc vào yêu cầu riêng của từng người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, dựa trên thông tin cơ bản mà một người lao động cần cung cấp cho người sử dụng lao động nêu trên. Thì thông thường một bộ hồ sơ xin việc sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin việc
- Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
- Sơ yếu lý lịch
- Bản sao bằng cấp
- Giấy khám sức khỏe còn thời hạn
- Các bằng cấp, giấy tờ khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc cần công chứng, chứng thực? (Hình từ Internet)
Cần công chứng, chứng thực những giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc?
Đối với hồ sơ xin việc hiện tại luật không có quy định bắt buộc về việc phải công chứng hay chứng thực bất cứ giấy tờ nào. Mà việc có cần công chứng hoặc chứng thực hay không sẽ phụ thuộc vào yêu cầu từ phía người sử dụng lao động.
Do đó, khi có yêu cầu từ người sử dụng lao động, ứng viên sẽ thực hiện công chứng hoặc chứng thực các loại giấy tờ có thể kể đến như:
- Sơ yếu lý lịch (chứng thực chữ ký)
- Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (Chứng thực bản sao từ bản chính)
- Bản photo giấy khai sinh (Chứng thực bản sao từ bản chính)
- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan... (Chứng thực bản sao từ bản chính).
Chứng thực giấy tờ trong hồ sơ xin việc ở đâu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 có thể công chứng hoặc chứng thực các giấy tờ trong hồ sơ xin việc tại một trong các cơ quan sau:
- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp)
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã)
- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;
Trong đó người làm hồ sơ xin việc có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào để chứng thực mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu (Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thời gian nghỉ Tết của giao hàng tiết kiệm trong năm 2025 như thế nào? Mức phạt mới cho lỗi chở hàng cồng kềnh của shipper là bao nhiêu vào năm 2025?
Làm thế nào để thành công trong phỏng vấn công ty bảo hiểm? Lưu ý những gì và những kỹ năng nào cần có để gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng?
Khám phá các ngành học đa dạng từ khối A1 và D1, tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp trong thế kỷ 21.
Tìm hiểu cách tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh qua việc cải thiện kỹ năng của nhân viên bán hàng thông qua phân tích và chiến lược như thế nào?