Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Tây Ninh sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60/NQ-TW?
Dự kiến Tây Ninh sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60/NQ-TW?
Tây Ninh sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60/NQ-TW?
Ngày 12/04/2025, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, một trong số những nội dung đáng chú ý là việc sáp nhập tỉnh thành.
Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - Hành chính (Tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh được ban hành kèm Nghị quyết 60-NQ/TW.
Ngoài 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập tỉnh thành gồm:
1. Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế.
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
6. Tỉnh Lạng Sơn.
7. Tỉnh Quảng Ninh.
8. Tỉnh Thanh Hoá.
9. Tỉnh Nghệ An.
10. Tỉnh Hà Tĩnh.
11. Tỉnh Cao Bằng.
Các đơn vị hành chính mới sau khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành:
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW, dự kiến sẽ hợp nhất sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
Tây Ninh sáp nhập với tỉnh nào theo Nghị quyết 60/NQ-TW? (Hình từ Internet)
Ai có quyền đổi tên mới cho tên tỉnh thành sau sáp nhập?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Theo đó, khi sáp nhập tỉnh thành thì Quốc hội có thẩm quyền đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thách thức khi tuyển dụng nhân sự ngoài tỉnh? Doanh nghiệp cần chú ý vấn đề gì?
Tuyển dụng nhân sự ngoài tỉnh thường gặp rào cản từ chính tâm lý của ứng viên: ngại đi xa, sợ không thích nghi được, lo lắng về nhà ở, chi phí sinh hoạt, hay việc xa gia đình. Đặc biệt, với những ứng viên có gia đình hoặc đã quen với nhịp sống ổn định tại quê nhà, việc “di cư” vì công việc là điều không dễ dàng. Điều này khiến nhà tuyển dụng khó thuyết phục, dù đã đưa ra mức lương hấp dẫn.
Giải pháp đặt ra: Doanh nghiệp nên chủ động cung cấp thông tin rõ ràng về nơi làm việc, hỗ trợ nơi ở hoặc chi phí ban đầu. Việc truyền thông JD cần chi tiết hơn, không chỉ mô tả công việc mà còn tạo niềm tin về môi trường sống và cơ hội phát triển lâu dài. Một buổi phỏng vấn kỹ càng, có phần tư vấn tâm lý, cũng sẽ giúp “gỡ rối” tâm lý lo ngại ban đầu của ứng viên.
Nguy cơ nghỉ việc sớm vì không thích nghi kịp văn hóa sống và làm việc: Ngay cả khi doanh nghiệp tuyển dụng thành công, thì việc giữ chân nhân sự ngoài tỉnh lại là một thách thức không nhỏ. Sau vài tuần hoặc vài tháng làm việc, một số nhân sự có thể cảm thấy cô đơn, lạc lõng hoặc không quen với nhịp sống, văn hóa công ty, dẫn đến tình trạng nghỉ việc sớm. Đây là tổn thất lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí và công sức tuyển dụng.
Giải pháp đặt ra: Ngoài việc hỗ trợ ban đầu, cần xây dựng chương trình onboarding bài bản cho người ngoài tỉnh: có người đồng hành (buddy), tổ chức các hoạt động kết nối nội bộ, giới thiệu về văn hóa vùng, lối sống địa phương. Quan trọng hơn, nhà tuyển dụng cần kiểm tra kỹ động lực làm việc của ứng viên – tuyển đúng người phù hợp, không chỉ đúng năng lực.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];