Sếp bắt tuyển người quen dù biết không phù hợp thì nên xử lý thế nào?
Cách xử lý khi sếp bắt tuyển người thân quen nhưng biết rõ không có năng lực phù hợp với công ty?
Sếp bắt tuyển người quen dù biết không phù hợp thì nên xử lý thế nào?
Đây là một tình huống phức tạp và đòi hỏi sự khéo léo đặc biệt, nhất là trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Việc lãnh đạo yêu cầu tuyển người quen, dù biết rõ người đó không đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng và việc tuyển người không phù hợp vào công ty cũng có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của bản thân. Để xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp và tinh tế, dưới đây là cách xử lý khi phải tuyển người không phù hợp mà bạn có thể tham khảo.
1. Đánh giá linh động
- Thu thập thông tin một cách đầy đủ và đánh giá khách quan, nên xem xét kỹ lưỡng bản mô tả công việc (Job Description - JD) cùng các yêu cầu cụ thể cho vị trí cần tuyển dụng.
- Phân tích và đánh giá năng lực cũng như kinh nghiệm của người mà cấp trên đang cân nhắc, dựa trên tiêu chuẩn công việc đã được xác định.
- Hãy ghi chép rõ ràng những điểm mà người này không đáp ứng hoặc thiếu sót so với yêu cầu công việc.
- Xem xét khả năng người này có điểm mạnh nào khác có thể phù hợp với một vị trí trong tương lai hoặc với khía cạnh công việc khác, ngay cả khi ban đầu dường như không liên quan trực tiếp.
2. Trao đổi trực tiếp với cấp trên
- Trao đổi thẳng thắn nhưng tế nhị với sếp. Cần lựa chọn thời điểm và địa điểm thích hợp để nói chuyện trực tiếp và riêng tư với cấp trên.
- Bày tỏ sự tôn trọng đối với mong muốn của sếp về việc tuyển người quen vào công ty nhưng tập trung thảo luận về yêu cầu công việc và lợi ích của công ty.
- Tránh nhận xét trực tiếp rằng "người này không đủ khả năng", mà thay vào đó, hãy dựa vào việc so sánh giữa năng lực cá nhân và yêu cầu công việc, điều cần thiết để vị trí đó thực hiện tốt các mục tiêu chung.
=> Sử dụng minh chứng cụ thể dựa trên sự đánh giá khách quan trước đó như: "Em nhận thấy vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm sâu rộng về [lĩnh vực A], trong khi hồ sơ của bạn [tên người thân] lại nổi bật ở [lĩnh vực B]. Điều này có thể gây khó khăn cho bạn ấy khi bắt đầu làm việc và ảnh hưởng tới tiến độ dự án [Tên dự án]" hoặc "Để đảm bảo vị trí này phát huy hiệu quả tối đa, cần người có kinh nghiệm xử lý các tình huống [ví dụ: đàm phán phức tạp]. Em e rằng bạn [tên người thân] chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này."
3. Trình bày những rủi ro khi tuyển người không phù hợp
- Làm rõ những rủi ro tiềm ẩn khi tuyển người không phù hợp, nhấn mạnh các yếu tố như:
- Giảm hiệu quả công việc chung của đội nhóm;
- Tạo gánh nặng cho các thành viên khác vì họ có thể phải hỗ trợ hoặc làm thay phần việc;
- Khó khăn trong việc quản lý hiệu suất cá nhân của người được tuyển dụng;
- Ảnh hưởng đến văn hóa làm việc dựa trên năng lực;
- Chi phí đào tạo tăng cao và nguy cơ phải tuyển lại nếu không hòa nhập được.
4. Đề xuất phương án thay thế
- Nếu người đó có thế mạnh ở lĩnh vực khác, hãy gợi ý với sếp xem xét một vị trí khác phù hợp hơn trong trường hợp công ty có nhu cầu.
- Đề xuất chương trình đào tạo cụ thể để giúp người đó đạt được yêu cầu công việc nếu sếp vẫn muốn tuyển dụng và bạn thấy có khả năng đào tạo được, đồng thời nêu rõ chi phí và thời gian; Đề xuất giai đoạn thử thách với các tiêu chí rõ ràng để đánh giá lại sau một thời gian.
5. Tham khảo ý kiến
- Có thể tham khảo ý kiến từ bộ phận nhân sự về quy trình tuyển dụng hoặc chính sách liên quan đến việc tuyển người quen trong công ty. Họ có thể cung cấp góc nhìn bổ ích và hỗ trợ bạn khi trao đổi với sếp.
- Nếu vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn, bạn có thể cân nhắc đến việc trao đổi với cấp cao, nhưng cần lưu ý rằng cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ nên thực hiện như lựa chọn cuối cùng nếu thấy việc tuyển dụng người đó gây ảnh hưởng nhiều đến công ty.
6. Chuẩn bị tâm lý cho mọi kết quả
- Sếp lắng nghe và thay đổi quyết định (Kết quả tốt nhất).
- Sếp vẫn giữ nguyên quyết định và yêu cầu bạn tuyển dụng. Nếu bắt buộc phải tuyển, hãy cố gắng đặt ra các phương án linh động ngay từ đầu và dự trù những để áp dụng trong trường hợp này để không phải làm mất lòng người khác và cũng không hạ thấp uy tín của bản thân mình.
Sếp bắt tuyển người quen dù biết không phù hợp thì nên xử lý thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trong thời gian thử việc, công ty có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc mà không báo trước không?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo đó trong thời gian thử việc công ty có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần phải báo trước cho nhân viên.
Từ khóa: tuyển người quen Sếp bắt tuyển người quen Sếp bắt tuyển người quen dù biết không phù hợp Thời gian thử việc chấm dứt hợp đồng thử việc hợp đồng thử việc thử việc
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;