Sếp mượn tiền không trả thì có nên đòi không? Gợi ý cách xử lý khi sếp mượn tiền không trả?

Sếp mượn tiền không trả thì có nên đòi không? Cách cách xử lý khi sếp mượn tiền không trả.

Đăng bài: 11:49 07/05/2025

Sếp mượn tiền không trả thì có nên đòi không? Gợi ý cách xử lý khi sếp mượn tiền không trả?

Sếp mượn tiền không trả thì có nên đòi không? 

Trong môi trường làm việc, việc sếp mượn tiền nhân viên là khá phổ biến. Tuy nhiên trường hợp sếp mượn tiền không trả. Lúc này nhân viên có nên đòi không?

Việc đòi lại số tiền đã cho mượn là quyền lợi của nhân viên. Việc đòi tiền sếp không có nghĩa mà không tôn trọng sếp hay bất kính. Tuy nhiên thời điểm và cách thức đòi tiền cũng rất quan trọng. Trước khi thực hiện cần cân nhắc kỹ một số yếu tố:

- Thời gian đòi tiền.

- Địa điểm đòi tiền.

- Tại độ khi đòi tiền.

- Tính cách và thái độ của sếp khi mượn tiền như thế nào?

Gợi ý cách xử lý khi sếp mượn tiền không trả?

Ưu tiên cách nhắc nhở nhẹ nhàng, tự nhiên

Cách xử lý khi sếp mượn tiền không trả: Thay vì đòi một cách dứt khoát và thẳng thừng, có thể gợi ý một cách lịch sự, tế nhị thông qua các cuộc trò chuyện nhẹ nhàng.

Ví dụ: “Sắp tới em có kế hoạch học thêm khóa anh văn giao tiếp nên hơi cần tiền. Anh/chị sắp xếp giúp em khoản vay lần trước nhé”.

Chọn thời gian và địa điểm phù hợp

Không đòi lúc sếp đang quá bận rộng hay căn thẳng trong công việc. Nên tận dụng thời gian riêng như sau buổi họp, hoặc có thể nhắn tin riêng. Tránh nhắc trước mặt mọi người khiến sếp có xử dẫn đến mất thiện cảm. 

Nhắc nhở theo hướng tích cực, không đổ lỗi hay trách móc

Tập trung vào nhu cầu tài chính của bản thân, không nên trách móc hay tỏ thái độ cho rằng sếp vô trách nhiệm.

Ví dụ: “Dạ em biết anh/chị bận nhiều việc nên quên mất nên tiện đây em nhắc anh/chị một chút thôi ạ.”

Trường hợp đã nhắc về việc sếp mượn tiền nhưng sếp cố tình lơ đi và không có ý định trả, nhân viên có thể lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau:

- Nếu số tiền không lớn, không ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính và việc đòi tiền sẽ hại nhiều hơn lợi. Có thể cân nhắc bỏ qua và xem như một bài học kinh nghiệm cho bản thân.

- Nếu số tiền lớn và ảnh hưởng đến tài chính cá nhân, có thể suy nghĩ đến phương án báo lên lên cấp trên cao hơn để phản ánh. Tuy nhiên trước tiền, cần có đủ chứng cứ về việc sếp mượn tiền không trả dù đã thực hiện nhiều biện pháp.

Những thông tin liên quan sếp mượn tiền không trả thì có nên đòi không? Gợi ý cách xử lý khi sếp mượn tiền không trả? chỉ mang tính chất tham khảo.

Sếp mượn tiền không trả thì có nên đòi không? Gợi ý cách xử lý khi sếp mượn tiền không trả?

Sếp mượn tiền không trả thì có nên đòi không? Gợi ý cách xử lý khi sếp mượn tiền không trả? (Hình từ Internet)

Đến hạn không chịu trả tiền vay mượn dù có khả năng chi trả thì sẽ bị xử phạt hành chính thế nào?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
...

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

...

Theo đó, đối với hành vi đến hạn không chịu trả tiền vay mượn mặc dù có điều kiện, khả năng chi trả thì có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài bị phạt tiền thì cá nhân có hành vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là:

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính

Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

1 Nguyễn Thị Thúy Nga

Từ khóa: Sếp mượn tiền không trả Cách xử lý khi sếp mượn tiền không trả Sếp mượn tiền không trả thì có nên đòi không vi phạm hành chính phạt hành chính

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...