Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Thuật hứng 24 đọc hiểu: Trắc nghiệm, tự luận bài thơ Thuật hứng 24 chi tiết?
Thuật hứng 24 đọc hiểu: Trắc nghiệm, tự luận bài thơ Thuật hứng 24. Kỹ năng cần có của giáo viên Ngữ văn để có thể dạy tốt phần đọc hiểu cho học sinh trung học.
Nội dung chính
Thuật hứng 24 đọc hiểu: Trắc nghiệm, tự luận bài thơ Thuật hứng 24 chi tiết?
Thuật hứng 24
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
Thuật hứng 24 đọc hiểu trắc nghiệm
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ thất ngôn xen lục ngôn
C. Thơ thất ngôn
D. Thơ thất ngôn bát cú
Câu 2: Cặp từ trái nghĩa trong câu thơ thứ hai Lành dữ âu chi thế nghị khen là cặp từ nào?
A. Khen - chê
B. Lành - khen
C. Lành – dữ
D. Lành – dữ và khen - chê
Câu 3: Trong 2 câu thực: Ao cạn vớt bèo cấy muống – Đìa thanh phát cỏ ương sen, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Đối
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Liệt kê
Câu 4: Trong hai câu luận: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa và so sánh
B. So sánh và ẩn dụ
C. Đối và phóng đại
D. Nhân hóa và đối
Câu 5: Hai câu thơ kết cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở nhà thơ Nguyễn Trãi?
A. Tấm lòng trung hiếu (lòng yêu nước, thương dân), kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân…
B. Tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với tự nhiên
C. Bất mãn với cuộc sống nghèo khổ ở chốn nông thôn, chán ghét thực tại
D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn sống cuộc đời ẩn dật, thanh cao chốn làng quê
Câu 6: Trong bài thơ có mấy câu thơ lục ngôn?
A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
D. 4 câu
Câu 7: Từ “phong nguyệt” trong câu thơ Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc được hiểu là gì?
A. Có nghĩa là gió trăng
B. Có nghĩa là mây gió
C. Có nghĩa là gió lớn
D. Có nghĩa là trăng sáng
Câu 8: Hình ảnh hai câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then cho thấy điều gì trong con người Nguyễn Trãi?
A. Một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết
B. Một con người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng
C. Một người nông dân gắn bó với cuộc sống giản dị nơi làng quê
D. Vừa là một con người gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết, vừa là một người nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng
Câu 9: Ý nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa của câu thơ thứ nhất?
A. Hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn.
B. Nguyễn Trãi vẫn rất khao khát đối với việc lập công danh nhưng thời thế không cho phép, bắt buộc ông phải về nhàn.
C. Đối với Nguyễn Trãi, nếu không còn công danh thì lựa chọn tốt nhất là lui về nhàn.
D. Đối với Nguyễn Trãi, công danh chỉ là tạm bợ, thú nhàn là điều ông luôn hướng tới.
Câu 10: Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực, hai câu luận
C. Hai câu luận, hai câu kết
D. Hai câu kết
Câu 11: Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm tài sản riêng của mình, đúng như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san” Phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
Câu 12: Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?
A. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
B. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
C. Nói về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại, đối lập với cuộc sống giàu sang ngày còn làm quan của Nguyễn Trãi.
D. Nói về những công việc lao động lặp lại nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng.
Câu 13: “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” suy nghĩ trên được thể hiện trong câu thơ nào?
A. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
B. Công danh đã được hợp về nhàn,
C. Mài chăng khuyết, nhuộm răng đen
D. Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Câu 14: Ý nào sau đây đúng khi nói về nội dung của câu thơ cuối?
A. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi đối với cha mẹ.
B. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua.
C. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.
D. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân của Nguyễn Trãi.
Thuật hứng 24 đọc hiểu tự luận
Câu 1. Nêu tên thể thơ của văn bản trên.
Đáp án tham khảo: Thể thơ của văn bản trên là thể thơ Thất ngôn xen lục ngôn.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Đáp án tham khảo: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là biểu cảm.
Câu 3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn bản trên.
Đáp án tham khảo: Những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn văn bản trên: ao cạn, bèo, muốn, phong nguyệt, yên hà.
Câu 4. Nêu tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận.
Đáp án tham khảo: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong cặp câu luận: đối, phóng đại.
Câu 5. Hai câu kết cho thấy vẻ đẹp gì của Nguyễn Trãi?
Đáp án tham khảo: Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện qua cặp câu kết: tấm lòng trung hiếu/ lòng yêu nước, thương dân/ kiên trì với lí tưởng yêu nước thương dân.
Câu 6. Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Đáp án tham khảo: Tác dụng của phép đối:
– Diễn tả sự phong phú, vô hạn của thiên nhiên và đời sống tâm hồn thanh cao, giàu đẹp, chan hòa với tạo vật của Nguyễn Trãi.
– Giúp cho lời bài thơ hài hòa, cân đối, nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.
Câu 7. Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã nêu lí do về nhàn của mình là gì?
Đáp án tham khảo: Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã nêu lí do “về nhàn” của mình là: Đã đạt được công danh, không còn quan tâm đến chuyện lành, dữ, khen, chê của người đời
Câu 8. Chỉ ra những công việc gắn với cuộc sống khi về nhàn của tác giả trong hai câu thơ:
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Đáp án tham khảo: Học sinh chỉ ra được những công việc gắn với cuộc sống khi “về nhàn”của tác giả: Vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen.
Câu 9. Anh/Chị hiểu như thế nào về chữ công danh trong câu thơ: Công danh đã được hợp về nhàn?
Đáp án tham khảo: Chữ “Công danh” trong câu thơ được hiểu là: sự nghiệp và danh tiếng.
Thuật hứng 24 đọc hiểu: Trắc nghiệm, tự luận bài thơ Thuật hứng 24 chi tiết? (Hình từ Internet)
Kỹ năng cần có của giáo viên Ngữ văn để có thể dạy tốt phần đọc hiểu cho học sinh trung học
Để dạy tốt phần đọc hiểu trong môn Ngữ văn cho học sinh trung học, giáo viên cần rèn luyện và phát triển các kỹ năng sau:
Kỹ năng chuyên môn
Nắm vững kiến thức về văn bản: Hiểu rõ tác giả, tác phẩm, bối cảnh lịch sử, nội dung, nghệ thuật và thông điệp của văn bản.
Khả năng phân tích tác phẩm: Biết cách bóc tách tầng ý nghĩa sâu sắc trong văn bản để hướng dẫn học sinh khai thác nội dung.
Hiểu các phương pháp đọc hiểu: Thành thạo các kỹ thuật đọc hiểu như: đọc lướt, đọc chi tiết, đọc phản biện, đọc sáng tạo.
Liên hệ và mở rộng kiến thức: Có khả năng kết nối bài học với thực tiễn, các tác phẩm khác hoặc những vấn đề xã hội liên quan.
Kỹ năng sư phạm
Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu hợp lý: Câu hỏi cần phân hóa theo nhiều mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao).
Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài đọc hiểu: Giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của câu hỏi, trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ ý.
Sử dụng phương pháp giảng dạy đa dạng: Kết hợp thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy, bài tập sáng tạo để giúp học sinh tiếp cận bài học hiệu quả hơn.
Khả năng đánh giá và phản hồi: Nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời của học sinh để giúp các em cải thiện kỹ năng đọc hiểu.
Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt
Diễn đạt mạch lạc, hấp dẫn: Trình bày rõ ràng, dễ hiểu, sử dụng giọng điệu lôi cuốn để thu hút học sinh.
Tạo môi trường học tập cởi mở: Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, bày tỏ quan điểm và tranh luận về văn bản.
Dẫn dắt học sinh tư duy sâu: Hướng dẫn học sinh biết cách đặt câu hỏi phản biện và tự tìm ra ý nghĩa của tác phẩm.
Kỹ năng công nghệ và đổi mới phương pháp
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy: Sử dụng PowerPoint, sơ đồ tư duy, tài liệu trực tuyến, hoặc phần mềm hỗ trợ học tập để làm phong phú bài giảng.
Tích hợp liên môn: Kết hợp kiến thức từ lịch sử, địa lý, triết học... để giúp học sinh hiểu sâu hơn về tác phẩm.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực: Tạo cơ hội để học sinh tự khám phá, sáng tạo và áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Kỹ năng tạo động lực và truyền cảm hứng
Khơi gợi niềm yêu thích đọc hiểu: Đưa ra những bài học thú vị, thực tế để học sinh thấy môn Ngữ văn không hề khô khan.
Tạo hứng thú với văn bản: Kể chuyện, liên hệ thực tế hoặc sử dụng cách tiếp cận mới để giúp học sinh yêu thích việc đọc hiểu.
Cổ vũ tư duy phản biện và sáng tạo: Cho phép học sinh diễn giải văn bản theo góc nhìn riêng, không áp đặt một cách hiểu duy nhất.
Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu đối với môn Ngữ văn lớp 10 là gì?
Theo như Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt về đọc hiểu đối với môn Ngữ văn lớp 10 như sau:
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung
- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ 3 ( người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri) điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,...
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền,...
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.
- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản văn học.
- Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau.
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.
Văn bản nghị luận
Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Xác định được ý nghĩa của văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản.
- Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.
- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
- Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@nhansu.vn;