Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Healing là gì? Tại sao giới trẻ ngày nay lúc nào cũng healing?
Khái niệm healing? Tại sao giới trẻ ngày nay lúc nào cũng healing? Bác sĩ tâm lý được thực hiện kỹ thuật điều trị tâm lý?
Healing là gì?
Healing là một thuật ngữ tiếng Anh, trong tiếng Việt có thể hiểu healing nghĩa là hoạt động chữa lành.
Hoạt động chữa lành thường được dùng để chỉ quá trình phục hồi, hàn gắn những tổn thương về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó:
(1) Chữa lành thể chất
Đây là quá trình phục hồi của cơ thể sau chấn thương, bệnh tật hoặc phẫu thuật.
Ví dụ: liền vết thương, phục hồi chức năng sau tai nạn, điều trị bệnh tật.
(2) Chữa lành tinh thần (Hoạt động chữa lành thường xuyên nhất)
Đây là quá trình phục hồi sau những tổn thương về mặt cảm xúc, tâm lý.
Ví dụ: vượt qua nỗi đau mất mát, phục hồi sau sang chấn tâm lý, giải tỏa căng thẳng, lo âu.
Các phương pháp chữa lành tinh thần có thể bao gồm:
- Liệu pháp tâm lý
- Thiền định
- Yoga
- Nghệ thuật trị liệu
- Dành thời gian cho thiên nhiên
- Chăm sóc bản thân
(3) Ý nghĩa rộng hơn
Healing còn được dùng để chỉ sự hòa giải, hàn gắn các mối quan hệ bị rạn nứt hoặc chữa lành những vết thương của xã hội.
Hoặc dùng để chỉ những hoạt động giúp tâm hồn con người ta thư thái, an yên; những nỗi đau, sự tổn thương được xoa dịu; những cảm xúc suy nghĩ tiêu cực, bất an được vứt bỏ, giúp con người ta cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu đời hơn.
Như vậy, healing là một quá trình toàn diện, bao gồm cả việc phục hồi thể chất lẫn tinh thần, hướng đến sự cân bằng và khỏe mạnh.
Healing là gì? Tại sao giới trẻ ngày nay lúc nào cũng healing? (Hình từ Internet)
Tại sao giới trẻ ngày nay lúc nào cũng healing?
Để trả lời câu hỏi trên, cần trả lời một câu hỏi, thế hệ trẻ ngày nay có phải là một thế hệ quá mong manh và dễ vỡ không?
Quan điểm trên có nhiều sự ảnh hưởng và quan điểm khác nhau.
- Thế hệ ngày nay không còn giống xưa, khi mà cái ăn cái mặt không phải là vấn đề quá lo loang trong hiện trạng xã hội phát triển.
- Một thế hệ mà vấn đề tinh thần ngày được chú trọng hơn.
- Một thế hệ muốn sẽ chia chứ không muốn chịu đựng quá nhiều.
- Nhiều bậc cha mẹ sợ con bị tổn thương có xu hướng bảo vệ con cái quá mức, khiến họ thiếu kỹ năng đối phó với khó khăn và thất bại.
- Một thế hệ trẻ phải đối mặt với áp lực lớn từ mạng xã hội, nơi họ liên tục so sánh bản thân với những hình ảnh hoàn hảo.
- Một thế hệ đầy sự cảm thông và thấu hiểu lẫn nhau.
Chính vì vậy, có một số quan điểm cho rằng đây là một thế hệ quá mong manh và dễ vỡ, nhưng lại có quan điểm cho rằng, họ chỉ là những người thường chú trọng đến cảm xúc bản thân và bộc bạch tìm sự sẽ chia.
Có nhiều lý do khiến giới trẻ ngày nay quan tâm đến healing, nên nhiều quan điểm luôn đặt câu hỏi rằng tại sao giới trẻ ngày nay lúc nào cũng healing, theo đó một số lý do như:
(1) Áp lực cuộc sống
Giới trẻ hiện nay phải đối mặt với nhiều áp lực từ học tập, công việc, các mối quan hệ và sự kỳ vọng của xã hội.
Sự cạnh tranh gay gắt, áp lực thành công và nỗi lo về tương lai khiến họ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu và mất cân bằng.
(2) Mạng xã hội và sự kết nối ảo
Mạng xã hội mang đến sự kết nối ảo nhưng cũng tạo ra sự so sánh và áp lực về hình ảnh cá nhân.
Việc tiếp xúc quá nhiều với thông tin tiêu cực và những hình ảnh hoàn hảo trên mạng xã hội có thể gây ra cảm giác tự ti, bất an và cô đơn.
(3) Nhận thức về sức khỏe tinh thần
Ngày càng có nhiều người trẻ nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần và tìm kiếm các phương pháp để chăm sóc bản thân.
Họ không còn coi nhẹ các vấn đề về tâm lý mà chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ và các phương pháp chữa lành.
(4) Tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống
Nhiều người trẻ cảm thấy mất phương hướng và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống trong một thế giới đầy biến động.
Họ tìm đến healing như một cách để kết nối với bản thân, tìm lại sự bình yên và sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn.
(5) Ảnh hưởng của văn hóa và xu hướng
Healing trở thành một xu hướng phổ biến trên mạng xã hội và trong văn hóa đại chúng, ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của giới trẻ.
Các phương pháp chữa lành như thiền định, yoga, du lịch chữa lành... được giới thiệu rộng rãi và thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Healing là gì và tại sao giới trẻ ngày nay lúc nào cũng healing trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Bác sĩ tâm lý được thực hiện kỹ thuật điều trị tâm lý nào?
Căn cứ khoản 11 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định bác sĩ tâm lý được thực hiện kỹ thuật điều trị tâm lý sau:
Trắc nghiệm trầm cảm Beck (BDI) |
Trắc nghiệm trầm cảm Hamilton (HDRS) |
Trắc nghiệm trầm cảm ở cộng đồng (PHQ - 9) |
Trắc nghiệm trầm cảm ở trẻ em (CDI) |
Trắc nghiệm trầm cảm ở người già (GDS) |
Trắc nghiệm trầm cảm sau sinh (EPDS) |
Trắc nghiệm hưng cảm Young (YMRS) |
Trắc nghiệm lo âu Zung (ZAI) |
Trắc nghiệm lo âu Hamilton (HARS) |
Trắc nghiệm lo âu trầm cảm (HAD) |
Trắc nghiệm lo âu trẻ em Spence (SCAS) |
Trắc nghiệm rối loạn ám ảnh nghi thức (Y- BOCS) |
Trắc nghiệm rối loạn cảm xúc lưỡng cực (MDQ) |
Trắc nghiệm rối loạn dạng cơ thể (PHQ-15) |
Trắc nghiệm rối loạn lo âu lan tỏa (GAD7) |
Trắc nghiệm trầm cảm lo âu ở trẻ em (RCADS) |
Trắc nghiệm trầm cảm thanh thiếu niên (RADS) |
Trắc nghiệm sự phát triển ở trẻ em (DENVER II) |
Trắc nghiệm sàng lọc tự kỷ cho trẻ nhỏ 18 - 36 tháng (M- CHAT) |
Trắc nghiệm mức độ tự kỷ (CARS) |
Trắc nghiệm hành vi trẻ em (CBCL) |
Trắc nghiệm ấn tượng lâm sàng chung (CGI-S) |
Trắc nghiệm tâm thần rút gọn (BPRS) |
Trắc nghiệm trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE) |
Trắc nghiệm hoạt động hàng ngày (ADLS) |
Trắc nghiệm RAVEN |
Trắc nghiệm WAIS |
Trắc nghiệm WICS |
Trắc nghiệm trí nhớ Wechsler (WMS) |
Trắc nghiệm tập trung chú ý Bourdon |
Trắc nghiệm tập trung chú ý Pictogram |
Trắc nghiệm đa diện nhân cách MMPI |
Trắc nghiệm nhân cách RORSCHACH |
Trắc nghiệm nhân cách CAT |
Trắc nghiệm nhân cách TAT |
Trắc nghiệm nhân cách CATELL |
Trắc nghiệm nhân cách EPI |
Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ (PSQI) |
Trắc nghiệm vận động bất thường (AIMS) |
Trắc nghiệm bồn chồn bất an BARNES |
Trắc nghiệm mức độ sử dụng rượu AUDIT |
Trắc nghiệm hội chứng cai rượu CIWA |
Trắc nghiệm mức độ nghiện Himmelbach |
Trắc nghiệm PANSS |
Trắc nghiệm năng lực của trẻ K-ABC |
Trắc nghiệm rối loạn tăng động giảm chú ý VANDERBILT |
Đánh giá cho trẻ khiếm thị và chậm phát triển từ 0-6 tuổi |
Trắc nghiệm Gille |
Trắc nghiệm báo động khó khăn ở trẻ nhỏ (ADBB) |
Trắc nghiệm đánh giá Aladed |
Trắc nghiệm đánh giá của cha mẹ về tình trạng phát triển (PEDS) |
Trắc nghiệm đánh giá chân dung tâm lý dành cho trẻ vị thành niên và người lớn (AAPEP) |
Trắc nghiệm đánh giá hành vi tự kỷ (ECA) |
Trắc nghiệm đánh giá rối loạn stress sau sang chấn - PTSD |
Trắc nghiệm điểm mạnh và khó khăn trẻ em SDQ25 |
Trắc nghiệm giai đoạn và lứa tuổi cho trẻ em (ASQ-3) |
Trắc nghiệm hành vi thích ứng (VINELAND-II) |
Trắc nghiệm hội chứng Asperger ở trẻ em (CAST) |
Đánh giá hành vi phát triển của trẻ em bằng DBC-P |
Kỹ thuật chẩn đoán tự kỷ theo DSM |
Trị liệu thư giãn luyện tập |
Trị liệu tâm lý nhóm |
Trị liệu tâm lý gia đình |
Trị liệu tâm kịch |
Tư vấn tâm lý cho người bệnh và gia đình |
Trị liệu giải thích hợp lý |
Trị liệu hành vi |
Trị liệu ám thị |
Trị liệu nhận thức hành vi |
Trị liệu nhận thức |
Trị liệu tâm lý động |
Trị liệu kích hoạt hành vi |
Trị liệu cam kết chấp nhận |
Trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý |
Trị liệu định tâm |
Trị liệu giải quyết vấn đề |
Trị liệu giáo dục tâm lý |
Trị liệu liên cá nhân |
Trị liệu phỏng vấn tạo động lực |
Trị liệu tăng nhận thức |
Trị liệu thôi miên |
Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) |
Liệu pháp trò chơi (Dixit) |
Liệu pháp âm nhạc |
Liệu pháp hội họa |
Liệu pháp thể dục, thể thao |
Liệu pháp tái thích ứng xã hội |
Liệu pháp hoạt động - lao động |
Phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác ở trẻ |
Phát triển kỹ năng chơi và bắt chước ở trẻ |
Phát triển kỹ năng vận động và cảm giác ở trẻ |
Phát triển kỹ năng điều chỉnh hành vi ở trẻ |
Phát triển kỹ năng tự phục vụ ở trẻ |
Đánh giá và xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ |
Trắc nghiệm đánh giá cảm xúc |
Trắc nghiệm đánh giá hành vi |
Trắc nghiệm đánh giá nhận thức |
Trắc nghiệm đánh giá stress |
Trắc nghiệm đánh giá rối loạn ăn uống |
Trắc nghiệm đánh giá rối loạn giấc ngủ |
Trắc nghiệm đánh giá loạn thần |
Trắc nghiệm đánh giá tự sát, tự hủy hoại |
Trắc nghiệm đánh giá nhân cách |
Trắc nghiệm đánh giá tình dục |
Trắc nghiệm đánh giá sử dụng chất gây nghiện |
Trị liệu hành vi biện chứng |
Trị liệu ánh sáng |
Trị liệu diễn tập hình ảnh |
Trị liệu giải mã cơn ác mộng và tái xử lý |
Trị liệu giải mẫn cảm chuyển động mắt và tái xử lý thông tin |
Trị liệu hỗ trợ |
Trị liệu tăng cường động lực |
Liệu pháp phục hồi kiến thức xã hội |
Liệu pháp quản lý chăm sóc tổng hợp |
Liệu pháp quản lý dựa trên gia đình |
Trị liệu tiếp xúc giải mẫn cảm |
Trị liệu tuân thủ |
Trị liệu tương tác cá nhân và nhịp điệu xã hội |
Trị liệu định hướng thấu cảm cá nhân |
Trắc nghiệm đánh giá rối loạn học tập |
Trắc nghiệm rối loạn ngôn ngữ |
Trắc nghiệm nhân cách Patte noir |
Trắc nghiệm đánh giá tranh vẽ |
Trắc nghiệm nhân cách Neo Pi-r |
Trắc nghiệm nghiện Internet của Chen (CIAS) |
Trắc nghiệm đánh giá mức độ nghiện Internet (IAT) |
Trắc nghiệm Bayley |
Trắc nghiệm đánh giá tự kỷ Gilliam (GARS) |
Trắc nghiệm ADOS |
Trắc nghiệm ADI-R |
Trắc nghiệm trí nhớ |
Trắc nghiệm đánh giá rối loạn giao tiếp |
Trắc nghiệm đánh giá chất lượng cuộc sống |
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];