Chỉ số axit uric là gì? Cách đọc chỉ số axit uric trong máu?
Chỉ số axit uric? Cách đọc chỉ số axit uric trong máu? Kỹ thuật viên xét nghiệm máu có phải thực hiện ký kết quả xét nghiệm của bệnh nhân?
Chỉ số axit uric là gì? Cách đọc chỉ số axit uric trong máu?
Chỉ số axit uric là chỉ số trong máu nhằm xác định người xét nghiệm có bị bệnh gout hay không.
Chỉ số axit uric tăng trong máu là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, sỏi thận,... Chỉ số axit uric thường được thực hiện xác định dựa theo độ tuổi và giới tính của người bệnh, cụ thể:
- Đối với trẻ em hoặc thanh thiếu niên > 5.5mg/dL.
- Đối với nam giới trưởng thành > 7mg/dL.
- Đối với nữ giới trưởng thành > 6mg/dL.
Chỉ số axit uric trong một số trường hợp chỉ phản ánh tình sợ theo đợt cấp gout chứ không phải là bệnh kéo dài. Tiệu chứng chỉ số axit uric đột ngột tăng sẽ tự biến mất thường khoảng vài ngày hoặc vài tuần không cần uống thuốc điều trị.
Thông thường, để xác định bệnh gout sẽ thực hiện xét nghiệm axit uric, tức là hình thức kiểm tra nồng độ trong máu hoặc trong nước tiểu của bệnh nhân nhằm xem xét các chỉ số bất thường và thực hiện chẩn đoán sau đó điều trị bệnh.
Quy trình thực hiện xét nghiệm axit uric trong máu:
(1) Bệnh nhân cần chuẩn bị tư thế phù hợp để lấy máu.
(2) Nhân viên y tế thực hiện khử trùng tại nơi lấy máu và quấn dây thun quanh cánh tay của người bênh.
(3) Nhân viên y tế thực hiện lấy máu qua kim tiêm từ tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay của người bệnh.
(4) Lấy đủ lượng máu phù hợp và rút ống kim tiêm sau đó bơm vào ống nghiệm.
(5) Dán văng và đưa mẫu máu tới phòng thí nghiệm để phân tích lấy kết quá xét nghiệm.
Cách đọc chỉ số axit uric trong máu:
- Chỉ số thông thường đối với nam giới là là 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít và nữ giới là 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít).
- Tổng hàm lượng axit uric trong cơ thể nữ giới là khoảng 600mg còn nam giới là gấp đôi, khoảng 1200mg.
- Chỉ số tốt nhất trong cơ thể người là khoảng dưới 6 mg/dl.
- Các chỉ số được xếp bậc như sau:
+ < 6.5mg/dl hay < 380 μmol/lít được xếp vào nhóm an toàn.
+ Khoảng 6,5 - 7,2mg/dl hoặc 380 - 420 μmol/lít nằm ở mức tương đối, tạm ổn.
+ Khoảng 7,2 - 8,2mg/dl hoặc 420 - 480 μmol/lít) và 8,2 - 10 mg/dl hoặc 480 - 580 μmol/lít được xem ở mức có nguy cơ.
+ Khoảng 10 - 12 mg/dl hoặc 580 - 700 μmol/lít và > 12 mg/dl hoặc > 700 μmol/lít là mức của người bệnh gout mạn tính.
Trên là thông tin chỉ số axit uric là gì và cách đọc chỉ số axit uric trong máu.
>> Ancol etylic là gì? Ứng dụng, điều chế, tính chất của chất ancol etylic?
>> Hội chứng PTSD là gì - Rối loạn căng thẳng sau sang chấn?
Chỉ số axit uric là gì? Cách đọc chỉ số axit uric trong máu? (Hình từ Internet)
Kỹ thuật viên xét nghiệm máu có phải thực hiện ký kết quả xét nghiệm của bệnh nhân không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 49/2018/TT-BYT quy định như sau:
Nhiệm vụ của kỹ thuật viên xét nghiệm
1. Lấy mẫu bệnh phẩm, thực hiện các xét nghiệm được phân công, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật xét nghiệm.
2. Pha chế các thuốc thử để xét nghiệm và thường xuyên kiểm tra các thuốc thử đúng hướng dẫn.
3. Lĩnh và bảo quản các dụng cụ, hoá chất theo sự phân công.
4. Chuẩn bị dụng cụ và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm.
5. Thống kê, lưu trữ kết quả xét nghiệm, đối với các xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo trưởng khoa.
6. Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
7. Tham gia thường trực theo lịch phân công của trưởng khoa.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa.
9. Đối với kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học trở lên, thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra lại kết quả xét nghiệm trong phạm vi được phân công;
b) Ký kết quả xét nghiệm trong phạm vi được phân công;
c) Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu;
d) Tham gia hỗ trợ kỹ thuật, quản lý chất lượng xét nghiệm cho tuyến dưới.
Như vậy, kỹ thuật viên xét nghiệm máu chỉ thực hiện ký kết quả xét nghiệm của bệnh nhân nếu trong phạm vi kỹ thuật viên xét nghiệm máu đó được phân công.
Từ khóa: Chỉ số axit uric Chỉ số axit uric là gì Cách đọc chỉ số axit uric axit uric trong máu kỹ thuật viên xét nghiệm ký kết quả xét nghiệm Nhiệm vụ
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;