Dấu hiệu của bệnh than là gì? Trách nhiệm của nhân viên y tế phải có biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm?

Người nghi ngờ bị bệnh than có biểu hiện gì? Trách nhiệm của nhân viên y tế phải có biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm?

Đăng bài: 11:15 11/05/2025

Dấu hiệu của bệnh than là gì? 

Căn cứ theo Mục 1 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh than trên người ban hành kèm theo Quyết định 5703/QĐ-BYT năm 2017.

Bệnh than (Anthrax) ở người là bệnh lây truyền từ động vật do trực khuẩn than Bacillus anthrasis (B. anthrasis). Bệnh thường xuất hiện ở động vật ăn cỏ và lây truyền sang người có thể thành dịch với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh biểu hiện gồm 3 thể chính tùy thuộc vào đường lây truyền: thể da (95%), thể phổi và thể tiêu hóa (thể dạ dày - ruột và thể hầu họng), ngoài ra có thể màng não.

Bệnh than là bệnh lưu hành địa phương ở các nước nông nghiệp thuộc Nam và Trung Mỹ, Nam và Đông Âu, Châu Á, Châu Phi do dịch bệnh than trên động vật thường xuyên xảy ra. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và rải rác tại một số tỉnh miền Trung. Bệnh xuất hiện tản phát hoặc thành những vụ dịch nhỏ. Hàng năm ghi nhận trung bình khoảng 20 - 80 trường hợp. Nguồn lây bệnh chủ yếu từ trâu, bò, ngựa bị mắc bệnh rồi lây sang người qua việc giết mổ và ăn thịt gia súc bị mắc bệnh hoặc vi khuẩn than từ động vật mắc bệnh gây ô nhiễm đất, nước từ đó lây sang người tiếp xúc. Thông thường các vụ dịch than ở người được ghi nhận, báo cáo sau các vụ dịch xảy ra trên gia súc.

Bệnh than (mã ICD10 A2) thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.

Dấu hiệu của bệnh than được thể hiện qua da như sau:

- Xuất hiện một số vết giộp trên da hình thành nên cục u nhỏ có thể gây ngứa;

- Vùng da xung quanh vết thương hở sưng lên. 

Vết thương có thể không đau, loét, tâm đen xuất hiện sau vết giộp và u nhỏ, vị trí ở mặt, cổ, cánh tay, bàn tay. 

Dấu hiệu của bệnh than xảy ra qua đường hô hấp:

- Sốt, ớn lạnh.

- Khó chịu vùng ngực, khó thở.

- Chóng mặt.

- Ho

- Buồn nôn, nôn.

- Đau đầu

- Đau bụng.

- Toát mồ hôi.

- Đau nhức toàn thân.

- Đau nhức cơ.

Dấu hiệu của bệnh than xảy ra qua đường tiêu hóa:

- Sưng cổ, nổi hạch vùng cổ.

- Đau họng, nuốt có cảm giác đau.

- Khàn giọng.

- Buồn nôn, nôn, nôn ra máu.

- Đau bụng.

- Tiêu chảy, tiêu chảy có máu.

- Đau đầu.

- Đỏ mặt.

- Đỏ mắt.

Bệnh than có thể lây lan trong các trường hợp như:

- Bệnh than có thể lây lan qua vết thương hở trên da; qua đường hô hấp; qua đường tiêu hóa.

- Bệnh than có thể lấy lan đối với nhưng người làm trong ngành thú y; công việc xử lý da, lông động vật trong các khu vực có nguy cơ bị bệnh than.

- Người tiêm chích, sử dụng các loại ma túy.

Ở trên chỉ là các trường hợp dễ mắc bệnh hơn điều kiện bình thường.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh than: 

- Các biện pháp phòng ngừa chung: Căn cứ tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 5703/QĐ-BYT năm 2017

Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh than, các biện pháp phòng, chống bệnh than, nhất là ở những nơi có bệnh lưu hành địa phương, nơi có ổ dịch tiềm tàng, nơi có nguy cơ nhiễm nha bào than trong nông nghiệp cũng như công nghiệp để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Tuyên truyền người dân không giết mổ, không ăn, không sử dụng, không buôn bán, vận chuyển sản phẩm từ gia súc mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Trong những ngành công nghiệp có nguy cơ lây bệnh than, đặc biệt ở những nơi chế biến nguyên liệu động vật thô (lông, da, các sản phẩm của xương, sừng, lông...), cần có hệ thống thông gió, xử lý bụi tốt. Phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động. Duy trì kiểm tra sức khỏe thường kỳ cho công nhân với sự chăm sóc y tế kịp thời đối với những vết xước da dễ bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, còn có các biện pháp phòng ngừa bệnh than cụ thể hơn như sau:

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với những vật nhiễm vi khuẩn bệnh than.

+ Chăm sóc vết thương trên da đúng cách, tránh để vết thương hở dễ lây nhiễm.

+ Đối với các ngành công nghiệp có nguy cơ lây truyền bệnh than phải thực hiện phòng chống bụi, thông gió tốt, trong khâu chế biến nguyên vật liệu từ động vật thô.

+ Thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên; sử dụng đồ bảo hộ lao động, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm vi khuẩn lây nhiễm cho công nhân trong các ngành công nghiệp có nguy cơ mắc bệnh.

+ Dùng hơi formaldehyde để diệt khuẩn trong các khu vực  vnhiễm vi khuẩn gây bệnh.

+ Không được mổ xác chết, giết mổ động vật bị nghi nhiễm bệnh hoặc đã nhiễm bệnh than. Nếu đã mổ thì phải tiêu hủy toàn bộ dụng cụ và vật dụng có liên quan đến việc giết mổ.

Riêng đối với bệnh than ở Việt Nam được phòng chống bằng cách tiêu hủy theo trình tự những xác chết động vật hoặc động vật sống mắc bệnh, có biểu hiện mắc bệnh than.

+ Ngăn cấm bán da, lông cũng những động vật nhiễm bệnh than.

+ Kiểm tra nước thải và những chất thải của nhà máy chế biến động vật có nguy cơ nhiễm bệnh.

Dấu hiệu của bệnh than là gì?

Dấu hiệu của bệnh than là gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của nhân viên y tế phải có biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm như thế nào?

Căn cứ Điều 33 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định trách nhiệm của nhân viên y tế phải có biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm như sau:

Trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm quy định tại Điều 31 của Luật này.

2. Tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh.

3. Giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh.

Như vậy, trách nhiệm của nhân viên y tế phải có biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm như sau:

- Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm:

+ Cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm.

+ Diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân.

+ Các biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh.

- Giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh.

7 Nguyễn Minh Thư

Từ khóa: dấu hiệu của bệnh than biện pháp phòng ngừa bệnh than phòng ngừa bệnh than lây nhiễm bệnh truyền nhiễm bệnh truyền nhiễm phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm trách nhiệm của nhân viên y tế

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...