Hội chứng PTSD là gì - Rối loạn căng thẳng sau sang chấn?
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là hội chứng PTSD? Nhân viên y tế của bệnh viện sức khỏe tâm thần được đào tạo và bồi dưỡng?
Hội chứng PTSD là gì - Rối loạn căng thẳng sau sang chấn?
Hội chứng PTSD là hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc còn gọi là rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là hiện trạng sức khỏe không còn ổn định như lúc ban đầu do bệnh nhân phải trãi qua một hiện tượng đời sống gây ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần.
Hội chứng PTSD được thể hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau như:
- Triệu chứng ảnh hướng tiêu cực từ ký ức người bệnh:
+ Người bệnh bị các ký ức "tấn công" vào thực trạng suy nghĩ của người bệnh, tái hiện thông qua hoài tưởng hoặc suy nghĩ tạm thời.
+ Người bệnh phải liên tục trải qua các hồi tưởng quá khứ dù kinh hoàng hoặc đau thương tột độ.
+ Hoài tưởng thông qua giấc mơ, có thể là một ác mộng hoặc một giấc mơ thông thường nhưng nhắc lại những quá khứ người bệnh không muốn nhớ lại.
+ Tổn thương tâm lý một cách sâu sắc dẫn đến các phản ứng tương đối thái quá với các sự kiện đời sống xã hội.
- Các hiện trạng né tránh tiêu cực như người bệnh cố ý né tránh các sự kiện diễn ra trong quá khứ hoặc né tránh các suy nghĩ dẫn đến hiện trạng đó.
Ngoài ra, người bệnh có xu hướng tránh xa những nơi, khu vực, hoạt động xã hội dẫn đến việc phải gợi nhớ về ký ức đó.
- Người bệnh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tâm trạng luôn bị ảnh hưởng. Như tâm trạng tiêu cực, dễ chán nản, tâm trạng thất thường, dễ đau buồn, tránh né cá mối quan hệ xung quanh.
- Người bệnh thay đổi nhân sinh quan và né tránh xã hội. Thể hiện như việc thay đổi tính cách đột ngột, luôn luôn phòng bị với tất cả những hiện tượng đời sống xã hội.
Trên là thông tin hội chứng PTSD là gì - Rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
>> C8H11NO2 là gì? Trường hợp nào phải sử dụng chất dẫn truyền C8H11NO2 vào cơ thể?
>> Cảnh báo: NMN là gì? Tiền chất NMN là tác nhân gây hại cho sức khỏe con người?
Hội chứng PTSD là gì - Rối loạn căng thẳng sau sang chấn? (Hình từ Internet)
Nhân viên y tế của bệnh viện sức khỏe tâm thần được đào tạo và bồi dưỡng như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 17/2022/TT-BYT quy định như sau:
Nhiệm vụ của bệnh viện sức khỏe tâm thần
1. Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo các hình thức điều trị ngoại trú, ban ngày và nội trú, bao gồm:
a) Cấp cứu, hồi sức;
b) Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần;
c) Thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, âm nhạc trị liệu, phục hồi chức năng tâm thần xã hội và các liệu pháp khác theo phạm vi hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định chuyên môn;
d) Nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo quy định;
đ) Tư vấn về nâng cao sức khỏe tâm thần, dự phòng các rối loạn tâm thần, hướng nghiệp và hỗ trợ xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh;
e) Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần trong các trường hợp thiên tai, thảm họa và dịch bệnh;
g) Tổ chức hoặc tham gia khám và chứng nhận tình trạng sức khỏe tâm thần cho các đối tượng theo quy định;
h) Hỗ trợ hoặc tham gia khám bệnh, chữa bệnh tâm thần cho tuyến dưới và tại cộng đồng;
i) Tham gia các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác khi được huy động, điều động.
2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên y tế:
a) Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về tâm thần;
b) Là cơ sở đào tạo thực hành về chuyên ngành tâm thần cho các cơ sở đào tạo về sức khỏe theo quy định;
c) Tiếp nhận thực tập sinh, chuyên gia nước ngoài đến học tập, nghiên cứu theo quy định.
...
Như vậy, nhân viên y tế của bệnh viện sức khỏe tâm thần được đào tạo và bồi dưỡng như sau:
- Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về tâm thần;
- Là cơ sở đào tạo thực hành về chuyên ngành tâm thần cho các cơ sở đào tạo về sức khỏe theo quy định;
- Tiếp nhận thực tập sinh, chuyên gia nước ngoài đến học tập, nghiên cứu theo quy định.
Từ khóa: Hội chứng PTSD Rối loạn căng thẳng sau sang chấn rối loạn căng thẳng sau chấn thương bệnh viện sức khỏe tâm thần đào tạo và bồi dưỡng sức khỏe tâm thần bồi dưỡng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;