Áp xe là gì? Triệu chứng áp xe và cách phòng ngừa? Dược sĩ tại bệnh viện khi cấp phát thuốc cho người bệnh có trách nhiệm gì?

Áp xe? Triệu chứng áp xe và cách phòng ngừa? Dược sĩ tại bệnh viện khi cấp phát thuốc cho người bệnh có trách nhiệm?

Đăng bài: 03:30 06/05/2025

Áp xe là gì? Triệu chứng áp xe và cách phòng ngừa?

Đầu tiên, áp xe là gì?

Áp xe là tên gọi của hình thức bệnh viêm nhiễm theo tổ chức, khu khú tạo thành một khối mềm và bên trong khối mềm đó chứa các dịch mủ.

Các dịch mủ này được tạo ra từ vi khuẩn và bạch cầu cùng các mạnh vụ khác.

Tiếp theo, triệu chứng áp xe và cách phòng ngừa?

(1) Triệu chứng của áp xe:

- Dễ dàng nhận diện bằng mắt thường vì là các khối mềm hoặc các khu nhú lùng nhùng.

- Vùng da tại khu vực bị áp xe thường sẽ sưng đỏ, nóng, và chạm và sẽ thấy đau đớn.

- Áp xe có thể hình thành theo 02 dạng khác nhau:

+ Áp xe dưới da: Tại đây sẽ hình thành các ổ áp xe như mụn, nhọt hoặc hậu bối.

Vị trí của ổ áp xe rất đa dạng nhưng thường dễ gặp nhất là tại nách hoặc âm đạo hoặc răng hoặc xương cùng cụt.

+ Áp xe trong cơ thể: Các ổ áp xe này nếu hình thành trong cơ thể sẽ hình thành tại các mô cơ quan như gan, não, thận ngực, hoặc tại các khoảng kẻ,...

Nếu bị áp xe trong cơ thể, người bệnh sẽ cảm thấy sốt cao, run và rét, dễ bị ớn lạnh, khô môi và lưỡi bẩn (các mảng trắng,...). Cơ thể của người bệnh sẽ cảm thấy không còn sức lực, kiệt quệ.

(2) Cách phòng ngừa áp xe, ổ áp xe:

- Sinh hoạt một cách điều độ.

- Môi trường sống lành mạnh và phù hợp.

- Nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

- Tăng cường hệ miễn dịch, thường xuyên tập luyện và rèn luyện sức khỏe.

- Rửa tay thường xuyên và đảm bảo quy cách diệt khuẩn.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia.

- Không sử dụng chất kích thích như ma túy,...

- Tuân thủ sự điều trị của các sĩ về các bệnh nhiễm khuẩn hoặc một số bênh có liên quan,...

Trên là thông tin áp xe là gì và triệu chứng áp xe và cách phòng ngừa.

>> Hướng dẫn tra cứu thông tin thuốc để phân biệt thuốc giả, thuốc kém chất lượng đơn giản?

>> C8H11NO2 là gì? Trường hợp nào phải sử dụng chất dẫn truyền C8H11NO2 vào cơ thể?

Áp xe là gì? Triệu chứng áp xe và cách phòng ngừa? Dược sĩ tại bệnh viện khi cấp phát thuốc cho người bệnh có trách nhiệm gì?

Áp xe là gì? Triệu chứng áp xe và cách phòng ngừa? (Hình từ Internet)

Dược sĩ tại bệnh viện khi cấp phát thuốc cho người bệnh có trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 63 Luật Khám bênh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:

Sử dụng thuốc trong điều trị
1. Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
b) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
c) Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.
2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc; không kê đơn thực phẩm chức năng trong đơn thuốc.
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;
b) Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;
c) Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
d) Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.

Như vậy, dược sĩ tại bệnh viện khi cấp phát thuốc cho người bệnh có trách nhiệm sau:

- Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;

- Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;

- Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;

- Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.

4 Huỳnh Hữu Trọng

Từ khóa: Triệu chứng áp xe Áp xe là gì ổ áp xe cách phòng ngừa cấp phát thuốc kê đơn thuốc

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...