Bệnh giun rồng là gì? Triệu chứng khi mắc phải bệnh giun rồng?
Bệnh giun rồng được hiểu như thế nào? Triệu chứng khi mắc phải bệnh giun rồng là gì? Bệnh giun rồng thuộc nhóm nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm nào?
Bệnh giun rồng là gì? Triệu chứng khi mắc phải bệnh giun rồng?
[1] Bệnh giun rồng là gì?
Bệnh giun rồng hay còn gọi là bệnh Guinea (tên khoa học là Dracunculus medinensis) là căn bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tiêu hóa, do ký sinh trùng giun tròn - loại giun dài nhất trong số nhóm giun tròn có thể gây bệnh ký sinh trùng trên người.
Giun rồng cái trưởng thành có chiều ngang từ 1-2 mm, dài khoảng 70-120 cm. Còn giun đực thì ngắn hơn, chiều dài khoảng 4 cm. Sau khi giao phối, giun rồng đực sẽ chết đi.
Nguyên nhân nhiễm bệnh giun rồng chủ yếu thông qua nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc đường tiêu hóa khi ăn thực phẩm dính phải xác của loài giáp xác nhỏ (Cyclops) bị nhiễm ấu trùng giun. Hoặc người và động vật ăn phải thủy sản sống hoặc chưa được nấu chín có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng giun rồng,...
[2] Triệu chứng khi mắc phải bệnh giun rồng?
Các triệu chứng khi mắc phải bệnh giun rồng thường gặp như:
Khi vừa bị nhiễm ấu trùng giun rồng người bệnh sẽ không có triệu chứng trong 1 năm đầu. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi giun cái bắt đầu chui lên da và phá hủy các mô. Giun cái trưởng thành và ký sinh ở trong người có thể dài tới. Khi giun bắt đầu chui lên da, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Xuất hiện các vết phồng rộp và sưng tấy ở da có đường kính 2-7cm.
- Tê cứng và ngứa dữ dội.
- Cảm thấy đau và bỏng rát ở chỗ da bị tổn thương.
- Nổi mề đay, ban đỏ.
- Sốt nhẹ
- Tiêu chảy.
- Khó thở, chóng mặt, ói mửa.
- Viêm da nghiêm trọng.
- Trong quá trình giun đẻ trứng có thể phóng ra các chất độc gây viêm loét nghiêm trọng, đau dữ dội. Khi vết sưng tấy vỡ tiết ra dịch màu vàng, giun sẽ ló đầu ra ngoài, nếu không có tác động gì giun sẽ tự chui ra ngoài hoàn toàn sau từ 3-6 tuần. Một số giun cái sẽ chui lại vào trong sâu hơn.
...
Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị bệnh giun rồng mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được những biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý: Thông tin Bệnh giun rồng là gì? Triệu chứng khi mắc phải bệnh giun rồng? chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngoài thông tin Bệnh giun rồng là gì? Triệu chứng khi mắc phải bệnh giun rồng? thì còn có thể tham khảo thêm các thông tin khác dưới đây:
>>>>>>> Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là gì? Nguyên nhân do đâu?
>>>>>>> Bệnh sởi lây qua những đường nào?
Bệnh giun rồng là gì? Triệu chứng khi mắc phải bệnh giun rồng? (Hình từ Internet)
Bệnh giun rồng thuộc nhóm nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm nào?
Theo Mục 1 Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 41/2016/TT-BYT quy định như sau:
I. Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm
TT
Tên vi sinh vật
Nhóm nguy cơ
Cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm
Cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm chung
Cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm cụ thể
...
...
...
...
...
322
Dracunculus medinensis
2
Cấp II
Encephalitozoon
...
...
...
...
...
Theo đó, bệnh giun rồng (Dracunculus medinensis) thuộc nhóm nguy cơ cấp 2.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP như sau:
Phân loại các vi sinh vật theo nhóm nguy cơ
1. Vi sinh vật là sinh vật có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi, bao gồm prion, vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm. Vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 04 nhóm:
a) Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người;
b) Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
c) Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh;
d) Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
...
Như vậy, bệnh giun rồng (giun Dracunculus medinensis) thuộc nhóm nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm nhóm 2 - nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, Điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Từ khóa: Bệnh giun rồng Bệnh giun rồng là gì Triệu chứng khi mắc phải bệnh giun rồng Danh mục vi sinh vật an toàn sinh học kỹ thuật xét nghiệm nhóm nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm Dracunculus medinensis bệnh Guinea bệnh nhiễm trùng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;