Chảy máu mũi do đâu? Xử lý và phòng ngừa chảy máu mũi?
Chảy máu mũi? Hướng dẫn xử lý và phòng ngừa chảy máu mũi? Điều dưỡng viên tiếp nhận bệnh nhân phải thực hiện nhận định lâm sàng?
Chảy máu mũi do đâu? Xử lý và phòng ngừa chảy máu mũi?
Chảy máu mũi hay chảy máu cam là hiện trạng máu chảy ra từ một hoặc cả hai bên của mũi.
Đa số các trường hợp chảy máu cam thưởng chỉ chảy một bên mũi, hiểm có trường hợp bị chảy máu cam cả hai bên mũi.
Chảy máu mũi không phải là một dạng bệnh mà là một dạng tình trạng do những yếu tố tác động gây bên cho con người.
Đặc biệt, hiện trạng này đối với mỗi người thường xảy ra ít nhất 1 lần trong đời, nhất là đối với các trẻ nhỏ.
Nguyên nhân gây chảy máu mũi có thể là do:
- Thời tiết khô, lạnh hoặc óng dẫn đến các mạch máu cực nhỏ trong mũi trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, khiến dễ vỡ.
- Viêm mũi, viêm xoang,... các tình trạng nhiễm trùng khác.
- Các tác động vật lý lên khu vực có ảnh hưởng như đánh vào mũi, cánh mũi, vách ngăn mũi, xương hàm, xoang, trán,...
- Ngoái mũi mạnh làm tổn thương và nứt vỡ mạch máu.
- Dị vật, khối u, cảm lạnh hoặc dị ứng, hắt xì liên tục làm tổn thương mũi.
- Các bệnh về máu làm rối loạn đông máy hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu,...
- Thiếu các vitamin như C hoặc K.
- Sử dụng nhiều chất hóa học.
Tình trạng chảy máu cam thường dễ xử lí bằng các biện pháp kịp thời và đáp ứng đúng cách thức.
Xử lý chảy máu mũi đúng cách sơ cứu ban đầu như sau:
(1) Giúp người bị chảy máu cam ngồi thẳng và để đàu hơi ngả về phía trước (Tuyệt đối không nghiêng đầu về phía sau).
(2) Bóp chặt 02 bên cánh mũi và chỉ thở bằng miệng để tránh tác động từ bên trong lên mũi.
(3) Giữ trạng thái đó cho đến khi máu mũi chảy chậm hoặc dừng chảy (Thường rơi vào khoảng 10 - 15 phút).
(4) Tránh máu chảy vào cổ họng hoặc khí quản làm cho việc hô hấp gặp vấn đề, nếu có thể hãy khác nhỏ máu trong cổ họng và miệng ra ngoài.
Một số cách phòng ngừa chảy máu mũi:
- Hạn chế ngoái mũi, không ngoái mũi mạnh hoặc có các tác động tiêu cực.
- Tránh thời tiết hanh khô quá mức và bảo vệ mũi bằng các biện pháp an toàn.
- Thường xuyên thay đổi môi trường làm việc, tránh ngồi điều hòa quá lâu.
- Vệ sinh mũi kỹ lưỡng, đúng cách và nhẹ nhàng.
- Bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Trên là thông tin chảy máu mũi do đâu và xử lý và phòng ngừa chảy máu mũi.
>> Hướng dẫn xem thông tin khám chữa bệnh trên VNeID mới nhất năm 2025?
>> Vibrio Vulnificus là gì? Nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus từ đâu?
Chảy máu mũi do đâu? Xử lý và phòng ngừa chảy máu mũi? (Hình từ Internet)
Điều dưỡng viên tiếp nhận bệnh nhân phải thực hiện nhận định lâm sàng như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định như sau:
Tiếp nhận và nhận định người bệnh
1. Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu:
a) Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu người bệnh ban đầu; sắp xếp người bệnh khám bệnh theo thứ tự ưu tiên của tình trạng bệnh lý, của đối tượng (người cao tuổi, thương binh, phụ nữ có thai, trẻ em và các đối tượng chính sách khác) và theo thứ tự đến khám; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện khám bệnh và các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ cho người bệnh đến khám bệnh;
b) Tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú.
2. Nhận định lâm sàng:
a) Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh;
b) Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh;
c) Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh;
d) Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng bệnh của bác sỹ để phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh;
đ) Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Như vậy, điều dưỡng viên tiếp nhận bệnh nhân phải thực hiện nhận định lâm sàng như sau:
- Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh;
- Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh;
- Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh;
- Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng bệnh của bác sỹ để phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh;
- Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Từ khóa: Chảy máu mũi Chảy máu cam Chảy máu mũi do đâu tiếp nhận bệnh nhân nhận định lâm sàng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;