Top 8 sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm và biện pháp phòng tránh hiệu quả?
Những sai lầm khi tìm việc thường gặp là gì và có những biện pháp nào để phòng tránh hiệu quả không?
Top 8 sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm và biện pháp phòng tránh hiệu quả?
Quá trình tìm việc đòi hỏi nhiều thử thách, người mới ra trường hay đã có kinh nghiệm, thường mắc phải những sai lầm khi tìm việc đáng tiếc, làm giảm đi cơ hội thành công khi tìm việc.Cụ thể 8 sai lầm như sau:
Sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm 1: Không xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp
- Xác định công việc: thường ứng viên sẽ ứng tuyển tràn lan vào nhiều vị trí khác nhau mà không có định hướng cụ thể về sở thích, kỹ năng và mục tiêu dài hạn, đây là sai lầm khi tìm việc thường gặp nhất.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Tự đánh giá lại bản thân: xác định rõ ràng đam mê, kỹ năng cứng và mềm, khả năng phù hợp với công việc.
+ Nghiên cứu kỹ thị trường tuyển dụng: nên tìm hiểu về các ngành nghề phù hợp và cả không phù hợp để biết vai trò công việc và yêu cầu tuyển dụng có đủ khả năng để đáp ứng không.
+ Đặt mục tiêu cụ thể về loại công việc, ngành nghề và quy mô, tính chất công ty mong muốn ứng tuyển.
Sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm 2: Về hồ sơ xin việc sơ sài và không chuyên nghiệp
- Có những CV thương mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, cách trình bày cẩu thả, thông tin đề cập trong CV không liên quan, cả thư xin việc cũng vậy, thương mang tính quá chung chung, không cụ thể cho từng vị trí công việc.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Đầu tư vào CV và thư xin việc một cách hoàn hảo, tránh sai sót và phải đặc thù.
+ Điều chỉnh hồ sơ xin việc để phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng vị trí công việc.
+ Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, chuyên nghiệp, tránh những tiếng lóng, câu văn không rõ ràng.
+ Kiểm tra, rà soát kỹ lỗi chính tả, ngữ pháp nhiều lần trước khi muốn gửi cho nhà tuyển, tránh sai lầm gây ảnh hưởng không tốt.
+ Nếu có kinh nghiệm làm việc thì nên ghi cụ thể số liệu của những công việc đã thực hiện.
Sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm 3: Không nghiên cứu về công ty và vị trí ứng tuyển
- Nhiều người chỉ xem sơ qua công ty mà không tìm hiểu về lịch sử hình thành, văn hóa công ty, sản phẩm và dịch vụ của công ty đang hoạt động. Ngoài ra, cũng không nắm rõ những mô tả công việc và yêu cầu những kỹ năng gì cần có mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Nghiên cứu kỹ trước khi ứng tuyển để xem công ty có phù hợp với nhu cầu hay không, có thể truy cập vào trang web chính thức của công ty hay mạng xã hội của công ty,...
+ Đọc và hiểu rõ yêu cầu công việc từ mô tả công việc, xem xét những trách nhiệm và kinh nghiệm gì công ty đang tìm kiếm.
Sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm 4: Kỹ năng phỏng vấn kém
- Đây được cho là bước đầu ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng để tạo những thuận lợi cho quá trình tìm việc. Nhưng khi đến muộn, ăn mặc không phù hợp, thiếu tự tin, trả lời ấp úng hay không đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn cũng là một sai lầm khi tìm việc chí mạng mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng có thể gặp một lần.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Nên luyện tập những câu hỏi phổ biến có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn để thực hành trả lời trước.
+ Tìm hiểu rõ về các dạng phỏng vấn có thể trực tiếp, online hoặc qua điện thoại.
+ Chuẩn bị trang phục lịch sự, tạo cảm giác thân thiện phù hợp với văn hóa công ty và vị trí ứng tuyển.
+ Nên đến đúng giờ, tốt hơn là có thể đến sớm hơn giờ hẹn, nhưng không được đến sớm quá, khoảng từ 10-15 phút trước giờ hẹn là tốt nhất.
+ Duy trì giao tiếp bằng mắt, giọng nói rõ ràng để nhà tuyển dụng không nhìn ra khả năng giao tiếp thấp và phải thể hiện sự tự tin với nhà tuyển dụng.
+ Chuẩn bị trước những câu hỏi thông minh muốn hỏi nhà tuyển dụng, thể hiện sự quan tâm đến công ty và vị trí ứng tuyển.
Sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm 5: Không theo dõi sau khi nộp đơn hoặc phỏng vấn
- Sau khi nộp đơn hoặc phỏng vấn, ứng viên không có bất kỳ hành động theo dõi nào. Có thể gửi thư cảm ơn hay xác nhận phỏng vấn, sau khi phỏng vấn cũng có thể gửi thư hỏi về kết quả phỏng vấn.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn, điều này thể hiện sự lịch sự và khẳng định với nhà tuyển dụng rằng rất quan tâm đến kết quả phỏng vấn cho vị trí, công ty này.
+ Gửi email lịch sự hỏi về kết quả phỏng vấn nếu không có phản hồi trong thời gian đã cam kết.
Sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm 6: Thiếu kiên nhẫn và dễ nản lòng
- Quá trình tìm kiếm một công việc phù hợp có thể kéo dài và gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng dễ bỏ cuộc của ứng viên.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Củng cố tinh thần tích cực của bản thân trỗi dậy khi có dấu hiệu chán nản, tin tưởng vào khả năng của bản thân và kiên trì thì sẽ thành công.
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ và chia sẻ từ gia đình, bạn bè, người thân,...
Sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm 7: Không đàm phán lương và phúc lợi
- Khi nhà tuyển đưa ra mức lương thì chấp nhận ngay mức lương được đề nghị mà không cố gắng thương lượng để có được mức đãi ngộ tốt hơn.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Trước khi phỏng vấn nên tìm hiểu xem mức lương thị trường cho công việc này và xác định mức lương mong muốn.
+ Tự tin vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân khi đàm phán lương một cách phù hợp.
+ Chuẩn bị trước các lý lẽ thích hợp để bảo vệ mức lương mong muốn của mình.
+ Cân nhắc các yếu tố khác ngoài lương như phúc lợi hay cơ hội phát triển.
Sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm 8: Bỏ qua việc xây dựng mối quan hệ
- Chỉ tập trung vào việc nộp đơn trực tuyến thông thường mà bỏ qua việc xây dựng mối quan hệ với những người làm trong ngành hoặc những người có thể giới thiệu cơ hội việc làm.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Tham dự hội chợ việc làm, hội thảo ngành nghề, các buổi gặp gỡ chuyên môn để biết thêm những cơ hội mới.
+ Sử dụng các nền tảng mạng xã hội để kết nối với những người làm trong lĩnh vực mong muốn.
+ Chủ động liên hệ với những người bạn bè có thể giúp đỡ trong quá trình tìm việc.
Tóm lại, việc tránh những sai lầm khi tìm việc thường gặp là yếu tố then chốt để đạt được thành công. Quá trình tìm kiếm việc làm đòi hỏi cần phải có sự kiên trì vượt qua khó khăn, sự nỗ lực để đạt được mục tiêu và cả sự tự tin toát ra đối với nhà tuyển dụng, từ đó có nhiều cơ hội tìm được công việc mơ ước và có một sự nghiệp thành công hơn.
Top 8 sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm và biện pháp phòng tránh hiệu quả? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin việc đầy đủ hiện nay thường bao gồm các giấy tờ gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP không có quy định về các giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin việc. Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ hiện nay thường bao gồm các giấy tờ sau:
-
Sơ yếu lý lịch;
-
Đơn xin việc;
-
CV xin việc;
-
Giấy khám sức khỏe;
-
Bằng cấp, chứng chỉ liên quan (Bản sao công chứng);
-
Ảnh thẻ 3x4 hoặc 4x6.
-
Căn cước công dân/Căn cước/Hộ chiếu (Bản sao công chứng).
Tùy vào yêu cầu của từng nhà tuyển dụng, ứng viên có thể cần bổ sung thêm các giấy tờ khác.
Từ khóa: tìm việc làm biện pháp phòng tránh người lao động người sử dụng lao động sai lầm thường gặp của ứng viên Hồ sơ xin việc sai lầm thường gặp của ứng viên khi tìm việc làm
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất

