Đi phỏng vấn mang theo gì để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng?
Để chuẩn bị tốt nhất cho một buổi phỏng vấn xin việc quan trọng, ứng viên cần chuẩn bị những gì để tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng?
Đi phỏng vấn mang theo gì để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng?
Đi phỏng vấn mang theo gì là câu hỏi mà mọi ứng viên cần nên biết và chuẩn bị thật tốt để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, những thứ nên mang theo đó là:
1. Hồ sơ và giấy tờ quan trọng
- Nên chuẩn bị ít nhất 2 đến 3 bản in giấy của CV, giữ cho bản giấy sạch sẽ và không bị nhàu. Nhà tuyển dụng có một vài người có thể đã xem hồ sơ, nhưng phải chuẩn bị cho những người phỏng vấn khác, đồng thời cho thấy sự cẩn thận và chu đáo của bản thân ứng viên.
- Bản sao của các bằng cấp và chứng chỉ nếu có và nhà tuyển dụng yêu cầu như bằng tốt nghiệp, chứng chỉ chuyên môn và kỹ năng đã đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đồng thời, nên sắp xếp một cách trật tự thể hiện sự ngăn nắp trong công việc với nhà tuyển dụng.
- Nếu còn đang là sinh viên mới tốt nghiệp hoặc có ít kinh nghiệm có thể chuẩn bị bảng điểm để nhà tuyển dụng xem xét chi tiết về thành tích học tập có phù hợp với vị trí ứng tuyển.
- Các giấy tờ tùy thân cũng quan trọng không kém, một bản photo của chứng minh nhân dân để giúp nhà tuyển dụng đối chiếu với thông tin cá nhân chính xác.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương nếu trong mô tả công việc nhà tuyển dụng yêu cầu.
2. Vật dụng hỗ trợ cho buổi phỏng vấn
- Có thể chuẩn bị một vài cây bút và cuốn sổ tay nhỏ để ghi chú lại những điều quan trọng mà nhà tuyển dụng trao đổi trong quá trình phỏng vấn.
- Nước uống trong những trường hợp hồi hợp cần nên uống nước để điều chỉnh trạng thái hoặc thời tiết nắng nóng. Mặc dù, có lẽ sẽ có những doanh nghiệp sẽ chuẩn bị nước cho ứng viên trong thời gian chờ đợi nhưng cũng có vài công ty sẽ không có chuẩn bị.
- Trong thời tiết nóng bức hoặc những trường hợp bất ngờ, có thể mang khăn giấy để xử lý.
- Chuẩn bị đầy đủ pin điện thoại, sạc điện thoại nếu cần để đảm bảo điện thoại không bị hết pin nếu gặp trường hợp cần tra cứu thông tin hay liên lạc.
3. Tinh thần và thái độ
- Thể hiện sự tự tin và kinh nghiệm của bản thân đối với nhà tuyển dụng, không nên quá tự mãn hay rụt rè.
- Luôn giữ nụ cười và lịch sự, tôn trọng đối với người phỏng vấn để không bị đánh giá về thái độ và tính chuyên nghiệp.
- Nghiên cứu kỹ về công ty, vị trí ứng tuyển và nên chuẩn bị trước các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có khả năng sẽ hỏi.
- Sẵn sàng trong việc lắng nghe và thấu hiểu những thông tin mà nhà tuyển dụng đề cập.
- Nên đến sớm hơn giờ phỏng vấn đã thỏa thuận khoảng 5-10 phút thể hiện sự tôn trọng thời gian của nhà tuyển dụng, tránh đi trễ để nhà tuyển dụng phải chờ đợi. Nếu có trường hợp bất ngờ xảy ra có thể thông báo với người đã liên hệ trước đó.
Tóm lại, việc chuẩn bị đầy đủ những thứ trên đã có thể trả lời được câu hỏi đi phỏng vấn mang theo gì, thể hiện một sự chuyên nghiệp, tự tin và sự quan tâm đối với công việc muốn ứng tuyển, có thể tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.
Lưu ý: Thông tin về "Đi phỏng vấn mang theo gì để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng?" chỉ mang tính tham khảo.
Đi phỏng vấn mang theo gì để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng? (Hình từ Internet)
Quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao động được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Bên cạnh đó, điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
…
Do đó, quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành được hiểu là một quyền cơ bản của công dân nói chung và người lao động nói riêng. Người lao động có quyền tìm kiếm và tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng, sở thích và trình độ của mình, không bị phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng.
Đồng thời, có quyền ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào phù hợp để tự do phát triển nghề nghiệp và không bị cản trở bởi các yếu tố không liên quan đến năng lực và yêu cầu công việc, không bị phân biệt đối xử hay cưỡng bức phải làm việc cho một người lao động cụ thể nào.
Từ khóa: Đi phỏng vấn mang theo gì nhà tuyển dụng người lao động tự do lựa chọn việc làm Đi phỏng vấn Phân biệt đối xử
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
