Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Một số phong tục ngày Tết trong văn hóa Việt Nam?
Tại sao phong tục ngày Tết lại quan trọng đối với người Việt? Một số phong tục ngày Tết trong văn hóa Việt Nam?
Tại sao phong tục ngày Tết lại quan trọng đối với người Việt?
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Đây không chỉ là thời điểm để người dân nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau một năm làm việc, học tập vất vả, mà còn là lúc để tất cả mọi người nhớ về nguồn cội, trở về gia đình, sum họp, đoàn viên. Đặc biệt, phong tục ngày Tết còn là dịp để mọi người thể hiện lòng tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và cầu mong cho một năm mới an khang thịnh vượng.
Phong tục ngày Tết còn phản ánh sâu sắc sắc thái văn hóa của người Việt, từ những quy tắc trong ứng xử, trang phục, ẩm thực, cho đến việc trang trí nhà cửa. Mỗi vùng miền khác nhau lại có những nét đặc trưng riêng, nhưng nhìn chung, tất cả đều xoay quanh ý nghĩa của sự đoàn tụ và sự tươi mới.
Một số phong tục ngày Tết trong văn hóa Việt Nam? (Hình từ Internet)
Một số phong tục ngày Tết trong văn hóa Việt Nam?
Trong dịp Tết âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền, Tết ta có một số phong tục ngày Tết trong văn hóa Việt Nam dưới đây:
Cúng ông Công ông Táo
Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Gói bánh chưng, bánh tét
Tết của người Việt đương nhiên không thể thiếu những gói bánh chưng, bánh tét. Bánh chưng ngày Tết không chỉ như một món ăn tinh thần của người Việt, mà còn là sự trân trọng, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Trưng bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.
Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưng truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khác nhau.
Đón Giao thừa
Đúng vào lúc thời khắc giao nhau giữa năm cũ và năm mới, người Việt Nam thường tổ chức lễ cúng Giao thừa. Đây là nghi thức không thể thiếu trong phong tục Tết, nhằm tiễn biệt năm cũ và chào đón dịp năm mới với nhiều điều tốt lành. Trong nghi lễ này, người dân thường chuẩn bị một mâm cơm cúng với các món ăn truyền thống, kèm theo hương hoa.
Cúng tất niên
Cúng tất niên là một nghi lễ vô cùng quan trọng theo phong tục ngày Tết Cổ truyền của người Việt Nam. Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều sẽ dâng mâm cỗ một cách tươm tất để thắp hương mời thần linh, ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình. Đồng thời để sum vầy tụ họp cùng con cháu để kết thúc năm cũ và chào đón một năm mới.
Xông đất
Sau lễ đón giao thừa là thời điểm xông đất đầu năm mới, nhằm mang lại may mắn, tài lộc và phúc khí cho gia đình.
Tục xông đất không chỉ là phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, mà còn mang ý nghĩa gắn kết tình cảm và trao cho nhau những lời chúc may mắn tốt lành nhất trong ngày đầu năm mới.
Xin chữ đầu năm
Xin chữ đầu năm là tục lệ mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, bình an cho cả năm. Người đi xin chữ thường chọn các chữ mang ý nghĩa phúc, lộc, thọ, an, và đặt tại những vị trí trang trọng trong nhà để cầu mong cho gia đình có một năm mới hạnh phúc.
Cúng Tổ tiên
Vào những ngày cuối cùng của năm cũ và đầu năm mới, cúng tổ tiên là một phong tục mang đậm ý nghĩa dân tộc. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, cầu mong sự thuận lợi, may mắn cho gia đình trong năm tiếp theo. Mâm cúng tổ tiên thường có đầy đủ món ăn truyền thống, trái cây, bánh kẹo và một ít tiền giấy để thể hiện tâm ý của con cháu với người đã khuất.
Chúc Tết và lì xì đầu năm
Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết.
Con cháu thì chúc thọ ông bà và người lớn tuổi sang năm mới sức khỏe dồi dào, may mắn, bình an, sau đó được người lớn chúc lại kèm theo một phong bao lì xì nhỏ màu đỏ, có hình chữ nhật, bên trong đựng những đồng tiền mới với ý nghĩa chúc cho con cháu nhận được sẽ ngày càng được đạt được nhiều may mắn, thành công.
Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết?
Theo phong tục cổ truyền, trong những ngày đầu năm, người dân thường rất chú ý đến các điều kiêng kỵ với mong muốn năm mới sẽ được thuận lợi. Một số điều kiêng kỵ phổ biến bao gồm:
- Không quét nhà: Việc quét nhà trong những ngày đầu năm được cho là quét đi những tài lộc và may mắn.
- Không cho lửa, nước đầu năm: Lửa và nước tượng trưng cho tài lộc, sự ấm no, vì vậy việc cho đi hai vật phẩm này tương đương với việc mất đi sự thịnh vượng.
- Tránh nói to, cãi vã: Đầu năm là thời điểm nhạy cảm, âm thanh ồn ào, việc gây gổ được cho là mang lại điều không may mắn cho cả gia đình.
Tết âm lịch người lao động được nghỉ làm hưởng lương bao nhiêu ngày?
Nghỉ lễ tết của người lao động được quy định tại Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, tết âm lịch người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương 05 ngày.
Lưu ý: Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết âm lịch.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tìm kiếm liên quan
Ý nghĩa của cúng tất niên công ty là gì? Ngày đẹp cúng Tất niên công ty? Bài cúng tất niên công ty cuối năm?
Năm cá nhân số 6 là gì? Ý nghĩa của năm cá nhân số 6 năm 2025 trong thần số học? Lời khuyên cho người có năm cá nhân này?
Năm 2025 tuổi nào phạm kim lâu và làm sao để tránh những điềm xấu? Kim lâu có thật sự ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sự nghiệp của bạn trong năm 2025?
Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết có ý nghĩa gì và tại sao chúng lại quan trọng? Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết mà dân kinh doanh nên biết?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Mẫu viết thư UPU lần thứ 54 như thế nào? Tiền thưởng cuộc thi viết thư UPU có phải đóng thuế TNCN hay không?
Cắt tóc vào ngày tốt sẽ mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Lịch cắt tóc tháng 1 2025: Ngày tốt để cắt tóc tháng 1 2025 và ngày xấu cần tránh?
Nghị định 73 quy định cách tính tiền thưởng Tết cho lực lượng vũ trang như thế nào? Làm thế nào để xác định mức thưởng tết âm lịch 2025 cho cán bộ công chức viên chức?
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh 63 tỉnh thành? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm 2025 là gì?
Mẫu banner thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 đẹp, ấn tượng nhất? Ngày này người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 miền bắc chi tiết nhất? Người lao động có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ tết Nguyên Đán 2025 không?
Chính thức lịch nghỉ tết 2025 của học sinh, giáo viên 63 tỉnh thành? Khi nào thì học sinh sẽ được học vượt lớp?
Vi phạm chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi phía trước khi đi xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu? Có bị tạm giữ phương tiện đối với hành vi điều khiển xe máy chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi phía trước không?
Năm 2025, dắt chó chạy theo bằng xe máy có bị phạt không theo Nghị định 168? Người lái xe phải giảm tốc độ khi có vật nuôi đi trên đường?