Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Tuyển dụng Nhân viên bán hàng lưu ý những gì?
Nhân viên bán hàng được ví von là "bộ mặt của công ty", bởi tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với đối tác, khách hàng. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, giới thiệu hàng hóa, là người trực tiếp đem về doanh số cho công ty.
Nhân viên bán hàng thường làm việc trong các cửa hàng hoặc showroom. Trong khi đó Sales là bộ phận hoạt động chủ yếu trong văn phòng.
Bản chất của việc bán hàng là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Do đó nhân viên bán hàng sẽ cần trang bị đầy đủ kiến thức ngành hàng để quá trình tư vấn diễn ra tốt hơn. Bạn có thể trang bị các kiến thức từ thực tế kèm những kiến thức từ lý thuyết để áp dụng vào khâu bán hàng. Giới thiệu một cách trôi chảy, khoa học và logic về sản phẩm sẽ tạo cho bạn những lợi thế nhất định khi bán hàng.
Ảnh minh họa
Công việc của nhân viên bán hàng gồm những gì?
Tùy vào loại hàng hóa mà công ty sản xuất kinh doanh, cũng tùy vào chính sách kinh doanh mà tính chất các công việc của các vị trí nhân viên bán hàng không phải lúc nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, dù tính chất công việc không tương đồng thì nhân viên kinh doanh ở bất kì công ty nào cũng phải thực hiện những công việc như sau:
- Tiếp nhận hàng, kiểm tra số lượng hàng đã đặt với người giao hàng,
- Kiểm tra ngoại quan bao bì, hạn sử dụng xem có đảm bảo không.
- Nếu có vấn đề phát sinh, phải lập tức báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý kịp thời.
- Ghi chép cẩn thận số lượng, tình trạng hàng đã nhận vào biên bản giao nhận hàng hóa và lấy đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Biên bản này sẽ là một phần của bộ hồ sơ thanh toán cho nhà cung cấp. Nhận hàng và kiểm tra hàng chính là một trong những công việc dành cho nhân viên bán hàng.
- Sắp xếp hàng hóa vào trong kho (nếu có) hoặc trưng bày trên cửa hàng. Hàng hóa được sắp xếp phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nhập trước-xuất trước, và được xếp vào đúng vị trí, thứ tự đã quy định trên quầy hàng.
- Vệ sinh cửa hàng sạch sẽ, sắp đặt tem nhãn đúng vị trí, thể hiện đúng giá cả của từng mặt hàng. Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do khách hàng, hoặc các lý do khác, cần tách riêng và báo cho người quản lý trực tiếp để đổi, trả hàng hoặc ghi nhận hàng hỏng.
Những kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng
Là một bộ phận thực hiện các nhiệm vụ, công vệệc trong chuỗi các hoạt động kinh doanh như nhân viên kinh doanh, tuy nhiên đối với vị trí nhân viên bán hàng lại cần có sự đặc thù:
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục;
- Sự thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu;
- Kỹ năng sắp xếp, trưng bày hàng hóa;
- Biết giải quyết những vấn đề bất ngờ, phát sinh;
- Có khả năng quan sát, bao quát cửa hàng và công việc;
- Khả năng giao tiếp tốt;
Việc làm Nhân viên bán hàng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Màu tóc đẹp 2025 hợp với xu hướng thị trường? Tìm hiểu xu hướng màu tóc đẹp 2025 để có lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.
Các phần mềm nào phổ biến trong tin học văn phòng? Tin học văn phòng ứng dụng như thế nào trong thực tế?
Làm thế nào để tự học tin học văn phòng hiệu quả? Hình thức tự học tin học văn phòng tại nhà?
Tin học văn phòng là gì? Kỹ năng tin học văn phòng nào cần năm vững? Tầm quan trọng của tin học văn phòng trong công việc?