Hội chứng khó lựa chọn là gì? Khi khó lựa chọn có nên thay đổi công việc hiện tại thì cần làm gì?
Có hội chứng khó lựa chọn không? Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn khi thay đổi sự nghiệp?
Hội chứng khó lựa chọn là gì?
Hội chứng khó lựa chọn hay còn được gọi là Hội chứng sợ có lựa chọn tốt hơn, có tên viết tiếng anh là Fear of better options. Đây là một trạng thái của tâm lý mà người mắc phải cảm thấy lo lắng và do dự khi đưa ra quyết định vì sợ rằng sẽ bỏ lỡ một lựa chọn tốt hơn đang chờ đợi ở đâu đó. Thay vì nên lựa chọn hài lòng với một quyết định tốt thì người mắc Hội chứng khó lựa chọn thường trì hoãn quyết định, liên tục tìm kiếm và cân nhắc các khả năng khác với hy vọng tìm được lựa chọn hoàn hảo nhất.
Khi khó lựa chọn có nên thay đổi công việc hiện tại thì cần làm gì?
Khi đang mắc phải Hội chứng khó lựa chọn và phải đối mặt với quyết định quan trọng về việc thay đổi công việc thì vấn đề đưa ra một lựa chọn trở nên khó khăn hơn. Những bước vượt qua Hội chứng khó lựa chọn như sau:
1. Phân tích tình hình:
- Xác định lý do dẫn đến việc thay đổi công việc, đánh giá công việc hiện tại và công việc muốn thay đổi thì công việc nào phù hợp với nhu cầu.
- Đánh giá khả năng lâu dài của công việc muốn thay đổi, nếu chọn theo xu hướng thì việc thay đổi công việc liên tục có thể diễn ra thường xuyên.
2. Nghiên cứu về công việc mới thay thế công việc hiện tại:
- Nghiên cứu thị trường lao động về cơ hội việc làm tiềm năng trong lĩnh vực quan tâm.
- Xác định chi tiết công việc mơ ước bao gồm vai trò, trách nhiệm, môi trường làm việc, mức lương và các yếu tố quan trọng khác.
- Có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp, người quen làm trong các lĩnh vực đó để thu thập thông tin và lời khuyên.
- Nếu nghiêm túc cân nhắc việc thay đổi công việc thì hãy đảm bảo CV và hồ sơ khác được cập nhật một cách hoàn hảo.
3. So sánh các lựa chọn:
- Tiến hành so sánh công việc hiện tại với các cơ hội khác dựa trên những tiêu chí đã đặt ra.
- Đánh giá những rủi ro có thể gặp phải khi thay đổi công việc hiện tại sang công việc khác, cả việc rủi ro khi ở lại và khi quyết định thay đổi.
4. Tham khảo ý kiến của mọi người:
- Có thể chia sẻ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người cố vấn tin tưởng để có thêm góc nhìn khách quan, chi tiết về ưu nhược điểm có thể xảy ra.
- Đối với người có Hội chứng khó lựa chọn thì nên dành một khoảng thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng và suy nghĩ về cảm xúc đối với từng lựa chọn.
5. Ra quyết định và lập kế hoạch:
- Đưa ra quyết định sau khi đã phân tích một cách cẩn thận, không có quyết định nào đúng hay sai mà chỉ có công việc đó có phù hợp với mục tiêu và giá trị tại thời điểm này.
- Nếu quyết định ở lại công việc hiện tại thì nên thay đổi suy nghĩ và cả năng lực của bản thân để có thể phát triển công việc trong tương lai hoặc nếu vì lý do nào đó của công ty thì có thể trao đổi với quản lý.
- Nếu quyết định thay đổi công việc hiện tại sang công việc mới thì nên nhanh chóng tìm kiếm và thực hiện những bước tìm việc mới.
Tóm lại, việc đưa ra quyết định thay đổi công việc là một vấn đề phức tạp nhưng khi tiếp cận nó có hệ thống và cân nhắc kỹ lưỡng những ưu và nhược điểm thì có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho tương lai của bản thân mỗi người.
Hội chứng khó lựa chọn là gì? Khi khó lựa chọn có nên thay đổi công việc hiện tại thì cần làm gì? (Hình từ internet)
Trường hợp nào người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước trong những trường hợp sau:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Từ khóa: Hội chứng khó lựa chọn khó lựa chọn thay đổi công việc đơn phương chấm dứt hợp đồng người lao động Hội chứng khó lựa chọn là gì hợp đồng lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;