Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
5 thói quen giúp bạn tìm được việc nhanh trong thời đại công nghệ số
5 thói quen giúp bạn tìm được việc nhanh? Những thói quen nên có để tìm được việc? Quyền làm việc của người lao động ra sao?
5 thói quen giúp bạn tìm được việc nhanh trong thời đại công nghệ số
Trong thời đại công nghệ số, nơi mà bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, việc tìm được một công việc phù hợp, đúng chuyên môn, có mức thu nhập tốt không còn là điều dễ dàng đối với người lao động.
Sau đây là 5 thói quen giúp bạn tìm được việc nhanh trong thời đại công nghệ số:
1. Luôn cập nhật hồ sơ cá nhân (CV) và hồ sơ trực tuyến
Một CV "cũ kỹ", lỗi thời, thiếu cập nhật có thể khiến bạn mất đi nhiều cơ hội mà bạn không hề hay biết. Nhà tuyển dụng thường chỉ mất ít thời gian để lướt qua một bản CV và tất nhiên nếu không thấy điều gì hấp dẫn, họ sẽ chuyển sang CV của ứng viên khác.
Nên tạo dựng thói quen
Cập nhật thành tích, kỹ năng, chứng chỉ, công việc mới nhất mỗi 3–6 tháng.
Tùy chỉnh CV theo từng vị trí mà bạn ứng tuyển.
Sử dụng từ khóa ngành nghề đúng chuẩn để tăng khả năng tìm thấy CV của bạn.
Gợi ý: Hãy đầu tư làm một CV bản đẹp mắt, có bản song ngữ và có thể scan mã QR dẫn đến portfolio cá nhân để gây ấn tượng chuyên nghiệp hơn.
2. Tìm việc như một công việc thật sự
Nếu bạn mới ra trường, đang thất nghiệp hoặc muốn nhảy việc, việc tìm việc nên được nghiên cứu kỹ
Nên tạo dựng thói quen:
Dành 2–3 giờ mỗi ngày để tìm hiểu về công ty, chỉnh sửa CV, viết thư ứng tuyển, gửi email và theo dõi tiến trình ứng tuyển.
Ghi lại những nơi đã ứng tuyển và thời gian cần follow-up (theo dõi lại).
Đặt mục tiêu ứng tuyển 5–10 vị trí phù hợp mỗi tuần, thay vì rải CV hàng loạt đơn mà không có sự cá nhân hóa.
Tại sao hiệu quả?
Thay vì chờ đợi trong trạng thái bị động, việc tìm việc chủ động và có chiến lược giúp bạn "đứng trước radar" của nhà tuyển dụng nhanh hơn, và tạo ra nhiều cơ hội hơn từ những mối quan hệ, nền tảng tuyển dụng khác nhau.
3. Rèn luyện kỹ năng phỏng vấn như luyện thi
Phỏng vấn có thể nói là "cuộc thi quyết định" của hành trình tìm việc. Nhiều ứng viên có kỹ năng chuyên môn tốt nhưng lại thiếu tự tin, hoặc trình bày thiếu rõ ràng khiến cơ hội tuột mất do trượt phỏng vấn.
Nên tạo dựng thói quen:
Tự tập luyện và tự trả lời các câu hỏi phổ biến như: “Hãy giới thiệu về bản thân”, “Điểm mạnh/yếu của bạn?”, “Tại sao bạn muốn làm ở đây?”, “mục tiêu của bạn đối với công việc này là như thế nào”?
Ghi âm hoặc quay lại để đánh giá ngữ điệu, thái độ và cách thể hiện sau đó điều chỉnh sao cho phù hợp.
Nhờ bạn bè, người thân đóng vai nhà tuyển dụng để tập phản xạ trả lời tự nhiên.
Luôn chuẩn bị 1–2 câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng, như: “Anh/chị có thể chia sẻ về văn hóa công ty không?” hoặc “Lộ trình phát triển vị trí này thế nào ạ?” Điều này thể hiện bạn nghiêm túc và tìm hiểu kỹ về công ty.
4. Mở rộng và duy trì mạng lưới quan hệ (network)
80% công việc tốt đến từ giới thiệu hoặc mối quan hệ cá nhân. Đây là điều người tìm việc nhanh thường làm rất tốt: họ không chỉ tìm việc từ website tuyển dụng, mà còn tận dụng network để “giới thiệu” chính mình.
Nên tạo dựng thói quen:
Tham gia các sự kiện chuyên ngành, workshop, hội thảo nghề nghiệp.
Kết nối với người trong ngành trên các nền tảng, gửi lời chào chuyên nghiệp.
Giữ liên hệ thường xuyên với bạn học cũ, đồng nghiệp cũ, vì họ có thể là cầu nối cho cơ hội nghề nghiệp mới.
Đặc biệt quan trọng:
Nếu bạn làm việc tốt, chuyên nghiệp, tử tế thì bạn luôn được người khác nhớ đến và sẵn sàng giới thiệu bạn khi họ có cơ hội.
5. Luôn học hỏi và nâng cấp bản thân
Thị trường lao động hiện nay thay đổi từng ngày, yêu cầu về mặt kỹ năng ngày càng cao và đa dạng. Người dễ tìm được việc không nhất thiết là người giỏi nhất, mà là người linh hoạt, học nhanh và thích ứng nhanh.
Nên tạo dựng thói quen:
Dành ít nhất 15–30 phút mỗi ngày học một kỹ năng mới: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo…
Tham gia khóa học online miễn phí/có phí (Coursera, Udemy, edX, Google Career Certificates…)
Đọc tin tức về ngành nghề, xu hướng mới để bắt kịp thị trường.
Tìm được việc không đơn thuần là may rủi, mà là một quá trình có chiến lược và có thể rèn luyện được. Nếu bạn xây dựng cho mình những thói quen hiệu quả, bạn không chỉ tìm được việc nhanh hơn người khác, mà còn tìm được công việc phù hợp với đam mê và định hướng lâu dài.
5 thói quen giúp bạn tìm được việc nhanh trong thời đại công nghệ số (Hình từ Internet)
Quyền làm việc của người lao động ra sao?
Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động 2019, quyền làm việc của người lao động như sau:
- Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
- Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];