Chưa ra trường, mức lương Thực tập sinh Kế toán năm 2025 cũng đã chạm mốc 10 triệu đồng/tháng?
Chưa ra trường, mức lương Thực tập sinh Kế toán năm 2025 cũng đã chạm mốc 10 triệu đồng/tháng?
Chưa ra trường, mức lương Thực tập sinh Kế toán năm 2025 cũng đã chạm mốc 10 triệu đồng/tháng?
Dưới đây là thông tin Chưa ra trường, mức lương Thực tập sinh Kế toán năm 2025 cũng đã chạm mốc 10 triệu đồng/tháng:
[1] Thực tập sinh Kế toán làm những công việc gì?
Công việc của Thực tập sinh Kế toán ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu công việc khác nhau, tùy vào tính chất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc chủ yếu của Thực tập sinh Kế toán chủ yếu sẽ thực hiện những công việc sau:
- Hỗ trợ kế toán viên chuẩn bị và kiểm toán tài khoản.
- Hỗ trợ thu thập dữ liệu thô cho các tài khoản kế toán viên.
- Hỗ trợ phân tích thu chi, công nợ, đối chiếu ngân hàng và các tài khoản kiểm soát.
- Xử lý hồ sơ kế toán cũng như các truy vấn điện thoại.
- Tiếp nhận hồ sơ kế toán và xử lý theo yêu cầu của phòng kế toán.
- Hỗ trợ chuẩn bị báo cáo thu nhập, báo cáo tài chính theo hướng dẫn của kế toán viên.
...
[2] Thực tập sinh Kế toán yêu cầu những kỹ năng gì?
- Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thường ít đặt ra yêu cầu quá cao về kiến thức chuyên môn đối với vị trí thực tập sinh. Ở vị trí này, nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu các ứng viên hoc kế toán và các ngành liên quan như kiểm toán, tài chính, kinh tế ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề có nền tảng kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kế toán được học trên giảng đường. Dĩ nhiên, đối với các ứng viên đã có kinh nghiệm, có nền tảng kiến thức chuyên môn cao thì thường mức độ được ưu tiên vẫn cao hơn.
- Kỹ năng cần thiết mà thực tập sinh cần có là tin học, phần mềm kế toán, các kỹ năng mềm hỗ trợ công việc, chẳng hạn:
+ Thành thạo tin học văn phòng, quan trọng nhất dùng rất nhiều trong công việc, từ việc định dạng nhanh đến các hàm tính toán.
+ Có kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán như: MISA, FAST,...
+ Kỹ năng làm việc dưới áp lực vì khối lượng công việc của kế toán luôn rất nhiều.
+ Các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả
- Ngoài ra, các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến kỹ năng và thái độ làm việc nhiều hơn là chuyên môn đối với các Thực tập sinh Kế toán.
...
[3] Mức lương Thực tập sinh Kế toán năm 2025 như thế nào?
Theo thống kê của NhanSu.vn thì mức lương cao nhất của vị trí Thực tập sinh Kế toán có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng, mức lương trung bình cao là 6,8 triệu đồng/tháng, trung bình thấp 5,6 triệu/tháng, mức lương Thực tập sinh Kế toán thấp nhất là 5 triệu đồng/tháng.
Trên thực tế, hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp, nhiều công ty chỉ có chế độ hỗ trợ mức phụ cấp cơm, xăng xe cho Thực tập sinh. Ngược lại, nhiều công ty lại có chính sách chi trả lương khá cao cho Thực tập sinh Kế toán.
Lưu ý:
- Mức lương trên chưa bao gồm các khoản thưởng hoàn thành theo dự án và các khoản thuế, BHXH.
- Mức lương trên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: quy mô, tính chất, tài chính của công ty, kinh nghiệm, sự nhạy bén và mức độ hoàn thành công việc, dự án và kinh nghiệm của chính bản thân Thực tập sinh Kế toán.
Ngoài thông tin Chưa ra trường, mức lương Thực tập sinh Kế toán năm 2025 cũng đã chạm mốc 10 triệu đồng/tháng? thì còn có thể tham khảo các thông tin khác dưới đây:
>>>>>>> Mới ra trường, mức lương Kỹ sư phần mềm đã hơn chục triệu đồng?
>>>>>>> Mức lương Kỹ sư nông nghiệp năm 2025 có gì HOT?
>>>>>>> Đề xuất tăng lương cơ sở năm 2025 cao hơn mức 2,34 triệu đồng/tháng trong trường hợp nào?
Chưa ra trường, mức lương Thực tập sinh Kế toán năm 2025 cũng đã chạm mốc 10 triệu đồng/tháng? (Hình từ Internet)
Một kế toán cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Tại Điều 5 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Yêu cầu kế toán
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
Theo đó, một kế toán cần phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
[1] Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
[2] Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
[3] Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
[4] Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
[5] Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
[6] Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
Từ khóa: mức lương Thực tập sinh Kế toán thực tập sinh kế toán Chứng từ kế toán báo cáo tài chính sổ kế toán Mức lương thực tập sinh kế toán viên
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;