Mức lương Thực tập sinh Pháp lý của bạn có đang bị trả quá thấp?

Bạn có đang bị trả lương quá thấp khi làm Thực tập sinh Pháp lý? Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gồm những gì? Thời hạn cấp bao lâu?

Đăng bài: 15:03 18/04/2025

Mức lương Thực tập sinh Pháp lý của bạn có đang bị trả quá thấp? 

Dưới đây là Thông tin giải thích về Mức lương Thực tập sinh Pháp lý của bạn có đang bị trả quá thấp:

[1] Công việc chủ yếu của Thực tập sinh Pháp lý

Công việc của thực tập sinh pháp lý về cơ bản cũng thực hiện các công việc giống nhân viên chính thức nhưng vì vị trí này thường dành cho những bạn sinh viên mới ra trường, nên công việc chủ yếu sẽ thiên về hướng hỗ trợ dưới sự giám sát từ người hướng dẫn.

Cụ thể, một Thực tập sinh Pháp lý có thể phải làm các công việc sau:

- Hỗ trợ các công việc hành chính cho các cộng sự và luật sư, như:

+ Soạn thảo các văn bản hành chính, văn bản pháp lý đơn giản;

+ Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho các vụ việc;

+ Hỗ trợ tìm kiếm thông tin pháp lý;

+ Hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng;

+ Hỗ trợ các công việc khác theo sự chỉ đạo của người phụ trách.

- Hỗ trợ nghiên cứu và phân tích các vấn đề pháp lý từ sách, báo cáo, văn bản pháp luật,… 

- Hỗ trợ tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan pháp lý, gồm:

+ Tư vấn pháp luật cho khách hàng;

+ Giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, lao động,...;

+ Soạn thảo các văn bản pháp lý;

+ Tham gia tố tụng tại tòa án.

- Ngoài ra, thực tập sinh pháp lý cũng có thể được tham gia các hoạt động khác như:

+ Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn;

+ Thực tập tại các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ,...

Công việc của thực tập sinh pháp lý có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty và trình độ, kỹ năng của thực tập sinh. Tuy nhiên, nhìn chung, các công việc này đều giúp thực tập sinh pháp lý tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

[2] Yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm đối với vị trí Thực tập sinh Pháp lý

Đối với vị trí thực tập sinh, nhà tuyển dụng chưa đòi hỏi bạn cần phải có chuyên môn sâu hay kỹ năng thành thạo mà họ sẵn sàng đào tạo. Thông thường, vị trí này thường tuyển dụng sinh viên năm 3, năm 4 và các sinh viên đang chờ bằng học chuyên ngành Luật. Tuy nhiên, tùy công ty, vị trí này thường yêu cầu các kỹ năng như:

- Thực tập sinh cần rèn luyện các kỹ năng tin học cơ bản để đáp ứng việc nhận và xử lý các thao tác công việc;

- Có kiến thức “nền” về ngành nghề và khả năng tư duy, học hỏi tốt

- Luôn nỗ lực, chăm chỉ, chủ động và có trách nhiệm với công việc được giao

- Ham học hỏi, luôn luôn cải thiện bản thân để ngày một tốt hơn

- Các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm,…

[3] Mức lương chuẩn cho vị trí Thực tập sinh pháp lý

 

Theo thống kê của NhanSu.vn thì mức lương cao nhất của vị trí Thực tập sinh Pháp lý là 8 triệu đồng/tháng, mức lương trung bình cao là 4 triệu đồng/tháng, trung bình thấp 2,7 triệu/tháng, mức lương thấp nhất là 3,5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, mức lương Thực tập sinh Pháp lý nêu trên còn phụ thuộc vào quy mô, tính chất, tài chính của nơi thực tập và phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm, sự nhạy bén và mức độ hoàn thành công việc của Thực tập sinh.

Trên thực tế, hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp, nhiều công ty luật chỉ có chế độ hỗ trợ mức phụ cấp cơm, xăng xe cho Thực tập sinh. Ngược lại, nhiều công ty lại có chính sách chi trả lương khá cao cho Thực tập sinh Pháp lý.

Xem thêm: Bảng lương chuẩn nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu theo cấp bậc kinh nghiệm?

Xem thêm: Đề xuất tăng lương cơ sở năm 2025 cao hơn mức 2,34 triệu đồng/tháng trong trường hợp nào?

Mức lương Thực tập sinh Pháp lý của bạn có đang bị trả quá thấp? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gồm những gì? Thời hạn cấp bao lâu?

Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 17 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:

Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này.
2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
Hồ sơ gồm có:
a) Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không thường trú tại Việt Nam;
d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
 

[1] Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gồm:

 - Trường hợp 1: Đối với người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe;

+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006, sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012.
- Trường hợp 2: Đối với người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.

+ Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 17 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012;

+ Giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;

+ Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012.

[2] Thời hạn cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:

Theo khoản 3 Điều 17 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 nêu trên, thì thời hạn cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, thì: Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

73 Nguyễn Thị Hồng Phấn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...