Biến thể Omicron XEC gây bùng phát COVID 19 tại Thái Lan, cụ thể ra sao?

Biến thể Omicron XEC gây bùng phát COVID 19 tại Thái Lan, cụ thể ra sao? Covid 19 có phải là bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành?

Đăng bài: 08:05 19/05/2025

Biến thể Omicron XEC gây bùng phát COVID 19 tại Thái Lan, cụ thể ra sao?

Vừa qua, theo Trung tâm thông tin COVID 19 của Chính phủ Thái Lan, số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt tại Thái Lan, với tổng cộng 71.067 ca nhiễm và 19 ca tử vong được báo cáo từ ngày 1/1 đến ngày 14/5/2025.

Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan, biến thể Omicron XEC đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại Thái Lan trong hai tháng đầu năm nay. Trước tình hình này, cơ quan y tế kêu gọi người dân duy trì cảnh giác, theo dõi các triệu chứng bất thường, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang ở những nơi đông người.

Biến thể XEC là một dạng tái tổ hợp mới của Omicron, lần đầu tiên được phát hiện tại Đức vào tháng 6 năm 2024. Đây là sự kết hợp giữa hai biến thể phụ: KS.1.1 (FLiRT) và KP.3.3 (FLuQE). XEC mang nhiều đột biến giúp tăng khả năng lây truyền và hiện đã được ghi nhận tại ít nhất 15 quốc gia trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Thống kê từ Mỹ, Anh và Trung Quốc cho thấy XEC có tốc độ lây lan nhanh hơn từ 84% đến 110% so với các biến thể phụ Omicron khác, chiếm khoảng 10–20% số ca nhiễm mới tại một số khu vực.

Các triệu chứng nhiễm COVID 19 Omicron XEC

Các triệu chứng nhiễm XEC bao gồm: sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác hoặc vị giác, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa.

Các biện pháp phòng chống bệnh Covid 19:

1. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.

2. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).

3. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.

5. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Lưu ý: Thông tin về "Biến thể Omicron XEC gây bùng phát COVID 19 tại Thái Lan, cụ thể ra sao?" chỉ mang tính tham khảo!

Biến thể Omicron XEC gây bùng phát COVID 19 tại Thái Lan, cụ thể ra sao?

Biến thể Omicron XEC gây bùng phát COVID 19 tại Thái Lan, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)

Covid 19 có phải là bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định như sau:

[1] Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

[2] Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

[3] Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

[4] Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

[5] Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

[6] Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

[7] Bệnh hen nghề nghiệp.

[8] Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

[9] Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.

[10] Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

[11] Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

[12] Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

[13] Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

[14] Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

[15] Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

[16] Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

[17] Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

[18] Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

[19] Bệnh giảm áp nghề nghiệp .

[20] Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

[21] Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

[22] Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

[23] Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

[24] Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

[25] Bệnh sạm da nghề nghiệp.

[26] Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

[27] Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

[28] Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

[29] Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

[30] Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

[31] Bệnh lao nghề nghiệp.

[32] Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

[33] Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

[34] Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

[35] Bệnh COVID 19 nghề nghiệp.

Như vậy, từ quy định nêu trên có thể thấy bệnh covid 19 được xem là bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp nào người lao động không được hưởng chế độ ốm đau theo quy định?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau quy định như sau:

Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau
...
2. Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau đây:
a) Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định, trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Trong thời gian nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau đây:

[1] Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

[2] Sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định.

Trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

[3] Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

[4] Trong thời gian nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024

Xem thêm 

Từ khóa: Covid 19 Biến thể Omicron XEC Omicron XEC Bùng phát COVID 19 COVID 19 tại Thái Lan Bệnh nghề nghiệp Người lao động Chế độ ốm đau

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...