Bệnh RSV là gì? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì tổ chức khám sức khỏe cho người lao động?

Bệnh RSV là gì? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì tổ chức khám sức khỏe cho người lao động?

Đăng bài: 11:02 31/03/2025

Bệnh RSV là gì?

Bệnh RSV là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus - RSV) gây ra. Virus này chủ yếu ảnh hưởng đến phổi và đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Các triệu chứng thường gặp của RSV bao gồm sổ mũi, ho, sốt nhẹ, hắt hơi, thở khò khè và trong một số trường hợp nặng có thể gây khó thở. Ở trẻ nhỏ, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản, dẫn đến suy hô hấp nguy hiểm. Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm RSV đều nhẹ và tự khỏi sau 1-2 tuần, nhưng ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi hoặc những người có bệnh lý nền, RSV có thể gây biến chứng nghiêm trọng và thậm chí phải nhập viện.

Để phòng ngừa, mọi người nên rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với người bệnh và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao có thể được tiêm kháng thể phòng ngừa RSV theo chỉ định của bác sĩ. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, sốt cao hoặc bệnh kéo dài, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.ư

Lưu ý: Thông tin về bệnh RSV chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh RSV là gì? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì tổ chức khám sức khỏe cho người lao động?

Bệnh RSV là gì? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì tổ chức khám sức khỏe cho người lao động? (Hình từ Internet)

Bệnh RSV có thuộc các bệnh được hưởng BHXH 1 lần không?

Theo khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025) quy định:

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đã chấm dứt tham gia bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động không hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;
d) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;
đ) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm;
e) Trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Như vậy, nguời đang mắc bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS được hưởng BHXH 1 lần. Do đó, bệnh RSV không phải bệnh được hưởng BHXH 1 lần.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì tổ chức khám sức khỏe cho người lao động?

Theo Điều 25 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 được hướng dẫn bởi bởi Thông tư 19/2016/TT-BYT như sau:

Quản lý sức khỏe người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý sức khỏe người lao động qua đó sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động, lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động.

Đồng thời, theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
...
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
...

Như vậy, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

Xem thêm:

7 Lê Ngọc Phương Thanh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...