Covid 19 tái bùng phát tại Châu Á? Việt nam ghi nhận số ca mắc tăng nhẹ?
Covid 19 tái bùng phát tại Châu Á? Việt nam ghi nhận số ca mắc tăng nhẹ? Covid 19 có phải là bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành?
Covid 19 tái bùng phát tại Châu Á? Việt nam ghi nhận số ca mắc tăng nhẹ?
Trong vòng 28 ngày tính đến ngày 27/4, thế giới ghi nhận 25.463 ca mắc Covid-19, giảm 56,9% so với 28 ngày trước đó. Số ca tử vong liên quan đến Covid 19 cũng giảm 37,9%. Brazil hiện là quốc gia có số ca mắc cao nhất trong giai đoạn này với hơn 7.000 ca, tiếp theo là Vương quốc Anh với hơn 5.000 ca.
Tại Thái Lan, từ ngày 1/1 đến 10/5, ghi nhận tổng cộng 53.676 ca mắc và 16 ca tử vong do Covid 19. Riêng thủ đô Bangkok có số ca mắc cao nhất với 16.723 trường hợp, trong đó đạt đỉnh từ ngày 27/4 đến 3/5 với 14.349 ca, bao gồm 2 ca tử vong. Sự gia tăng ca bệnh tại Thái Lan được cho là có liên quan đến sự lan rộng của biến thể phụ XBB.1.16.
Đồng thời, theo Bộ Y tế Thái Lan, dù số ca mắc gia tăng gần đây, người dân không nên quá lo lắng vì Covid 19 hiện đã trở thành bệnh lưu hành tại nước này, và phần lớn các trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ.
Tình hình dịch Covid 19 tại Việt Nam
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 148 ca mắc Covid 19 rải rác tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong. Trong đó, TP.HCM ghi nhận 34 ca, Hà Nội 19 ca, Hải Phòng 21 ca, Bắc Ninh 14 ca và Nghệ An 17 ca,...
Dù số ca mắc có xu hướng tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình khoảng 20 ca mỗi tuần, nhưng hiện chưa ghi nhận ổ dịch tập trung nào.
Các biện pháp phòng chống bệnh Covid 19: 1. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế. 2. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết). 3. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. 4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý. 5. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời… |
Lưu ý: Thông tin về "Covid 19 tái bùng phát tại Châu Á? Việt nam ghi nhận số ca mắc tăng nhẹ?" chỉ mang tính tham khảo!
Covid 19 tái bùng phát tại Châu Á? Việt nam ghi nhận số ca mắc tăng nhẹ? (Hình từ Internet)
Covid 19 có phải là bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định như sau:
[1] Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.
[2] Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.
[3] Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.
[4] Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.
[5] Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
[6] Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
[7] Bệnh hen nghề nghiệp.
[8] Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.
[9] Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.
[10] Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.
[11] Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.
[12] Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.
[13] Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.
[14] Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.
[15] Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.
[16] Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.
[17] Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.
[18] Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
[19] Bệnh giảm áp nghề nghiệp .
[20] Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
[21] Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.
[22] Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
[23] Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
[24] Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
[25] Bệnh sạm da nghề nghiệp.
[26] Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.
[27] Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.
[28] Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.
[29] Bệnh Leptospira nghề nghiệp.
[30] Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.
[31] Bệnh lao nghề nghiệp.
[32] Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
[33] Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.
[34] Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
[35] Bệnh COVID 19 nghề nghiệp.
Như vậy, từ quy định nêu trên có thể thấy bệnh covid 19 được xem là bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của công ty trong việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
[1] Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.
Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
[2[ Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản [1] nêu trên, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
[3] Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
[4] Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
[5] Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
[6] Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản [1], [2], [3] và [5] nêu trên được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Xem thêm
Từ khóa: Covid 19 bệnh nghề nghiệp Covid 19 tái bùng phát Covid 19 tái bùng phát tại Châu Á khám sức khỏe người lao động
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;