Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Để được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp, người lao động cần đáp ứng 02 điều kiện nào?
02 điều kiện để được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ? Khi nào có thể nhận tiền hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp sau khi nộp hồ sơ?
Để được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp, người lao động cần đáp ứng 02 điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định công ty muốn được hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì cần đáp ứng đủ 02 điều kiện sau đây:
Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
2. Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Người lao động đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy thì có thể thấy rõ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là một trong những nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.
Để được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp, người lao động cần đáp ứng 02 điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Khi nào có thể nhận tiền hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp sau khi nộp hồ sơ?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định về trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp như sau:
Đối với trường hợp đủ điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2020/NĐ-CP cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm có:
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP: Tải về.
- Bản sao có chứng thực hồ sơ bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động hoặc người lao động nộp hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động theo quyết định hỗ trợ.
Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Có phải người lao động chỉ được hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp 01 lần?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc có quy định mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp.
- Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
- Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Theo đó, số lần hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được hỗ trợ 01 lần.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Có được tính làm thêm giờ đối với người lao động làm việc theo hình thức lương khoán hay không?
Người lao động được nghỉ hằng năm bao nhiêu ngày đối với công việc vận hành máy chụp X-quang?
Có cần hòa giải trước khi khởi kiện đối với trường hợp người sử dụng lao động không trả trợ cấp thôi việc cho người lao động không?
Có phải báo cho người lao động biết kế hoạch giải thể công ty hay không?
Có được tạm hoãn hợp đồng lao động đối với người lao động tham gia nghĩa vụ quân sự không? Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để tham gia nghĩa vụ quân sự có được tạm ứng tiền lương hay không?
Người lao động có được rút lại đơn xin nghỉ việc khi đã nộp cho người sử dụng lao động hay không? Quy định về thời gian báo trước của một số công việc đặc thù như thế nào?
Người lao động hiện nay có cần bồi thường cho người sử dụng lao động nếu nghỉ việc mà không báo trước hay không? Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có được nhận trợ cấp thất nghiệp hay không?
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp nhất của người lao động năm 2025 là bao nhiêu?
Hướng dẫn cách tính hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 đối với CBCCVC theo Thông tư 01 ra sao?
Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng có gì thay đổi? Người sử dụng lao động sẽ phải đóng bao nhiêu tỷ lệ bảo hiểm xã hội trong năm 2025?
Việc tính mức hưu trí cho người vừa đóng BHXH bắt buộc vừa tự nguyện dựa vào quy định nào? Các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 được quy định ra sao?