Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương là giai đoạn mấy?
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh gì? Nếu đã di căn đến xương thì thuộc giai đoạn mấy? Việc khám sức khỏe định kỳ cho lao động được quy định như thế nào?
Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương là giai đoạn mấy?
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý chỉ gặp ở nam giới, xảy ra khi các tế bào bình thường trong tuyến tiền liệt biến đổi thành các tế bào ác tính và phát triển một cách không kiểm soát.
Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, phía trước trực tràng, có kích thước bằng quả óc chó và bao quanh niệu đạo (ống dẫn nước tiểu).
Các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư tiền liệt tuyến là:
- Về tuổi tác: Đa số các trường hợp người bệnh trên 50 tuổi.
- Về ếu tố di truyền: Nếu gia đình có người từng bị ung thư tuyến tiền liệt thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ sau.
- Các tác động khác: Vấn đề về gen liên quan tới sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư, hóa chất,...
Ung thư tiền liệt tuyến được chia thành 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Ung thư trong giai đoạn này kích thước còn nhỏ và chưa di căn khỏi tuyến tiền liệt. Giai đoạn này việc thăm khám trực tràng không phát hiện được. Gần như chỉ được phát hiện khi thấy PSA tăng và làm sinh thiết tuyến tiền liệt.
- Giai đoạn 2: Tế bào ung thư bắt đầu phát triển nhưng chưa phá vỡ vỏ bọc của tuyến. Giai đoạn này có thể phát hiện bằng phương pháp thăm khám trực tràng và thực hiện các xét nghiệm PSA.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã phá vỡ vỏ bọc của tuyến tiền liệt, di căn sang các cơ quan bên cạnh như trực tràng, bàng quang, cơ thắt niệu đạo…
- Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn sang hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa khác như xương, gan, phổi…
Như vậy, ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương thuộc giai đoạn IV, đây cũng là giai đoạn cuối của bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương là giai đoạn mấy? (Hình từ Internet)
Việc khám sức khỏe định kỳ cho lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
...
Theo đó, hằng năm danh nghiệp sẽ tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.
Đặc biệt đối với những trường hợp dưới đây thì doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên ít nhất 06 tháng một lần:
- Người lao động làm những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Người lao động làm những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Người lao động là người khuyết tật;
- Người lao động chưa thành niên;
- Người lao động cao tuổi.
Ngoài ra khi khám sức khỏe theo quy định lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Công ty bị phạt bao nhiêu tiền nếu không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
...
Lưu ý: căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu công ty không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2 - 6 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Từ khóa: Ung thư tuyến tiền liệt Ung thư tuyến tiền liệt là gì Ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương Tuyến tiền liệt Di căn đến xương Tế bào ung thư Khám sức khỏe Khám sức khỏe định kỳ
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;