Lễ vọng Phục sinh diễn ra vào thời gian nào?

Thời gian nào diễn ra Lễ vọng Phục sinh? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ vọng Phục sinh 2025 không?

Đăng bài: 14:13 19/04/2025

Lễ vọng Phục sinh diễn ra vào thời gian nào?

Lễ vọng Phục sinh (Lễ Canh Thức Vượt Qua hay Lễ Vọng) là một nghi thức truyền thống trong tín ngưỡng của người Công giáo. Nghi thức này diễn ra vào đêm Thứ Bảy Tuần Thánh, trước ngày Chúa nhật Phục sinh. Đây là buổi cử hành đầu tiên và trang trọng nhất để kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô từ cõi chết. 

Lễ Phục sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo. Nhằm cầu nguyện trong tâm tình chờ mong sự phục sinh của Chúa. Lễ vọng Phục sinh 2025 rơi vào Thứ Bảy, ngày 19/04/2025. 

Lưu ý: Thông tin Lễ vọng Phục sinh diễn ra vào thời gian nào? chỉ mang tính chất tham khảo!

Xem thêm: Lễ Phục sinh là ngày mấy tháng mấy âm lịch? Nguồn gốc của Lễ này?

Xem thêm: Thời gian tổ chức Tổng hợp luyện diễu binh lần 2 cho Lễ diễu binh 2025?
Lễ vọng Phục sinh diễn ra vào thời gian nào?

Lễ vọng Phục sinh diễn ra vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ vọng Phục sinh 2025 không?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, các dịp lễ tết người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương bao gồm:

[1] Tết Dương lịch

[2] Tết Âm lịch

[3] Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

[4] Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch)

[5] Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch)

[6] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, Lễ vọng Phục sinh không thuộc các ngày lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019. Nên người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này nếu không có lịch làm việc.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc người lao động có thể nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương và thông báo cho người sử dụng lao động hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Trong lĩnh vực lao động, có bao nhiêu hành vi bị cấm?

Tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Theo đó, trong lĩnh vực lao động, 7 hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:

[1] Phân biệt đối xử trong lao động.

[2] Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

[3] Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

[4] Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

[5] Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

[6] Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

[7] Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

12 Nguyễn Thị Hồng Phấn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...