Lễ Phục sinh là ngày mấy tháng mấy âm lịch? Nguồn gốc của Lễ này?

Lễ Phục sinh là ngày mấy tháng mấy âm lịch? Nguồn gốc của Lễ Phục sinh? có phải là ngày lễ lớn của nước ta không? Nhân viên marketing có quyền gì?

Đăng bài: 09:25 13/04/2025

Lễ Phục sinh là ngày mấy tháng mấy âm lịch? Nguồn gốc của Lễ này?

Dưới đây là Thông tin Lễ Phục sinh là ngày mấy? Nguồn gốc của Lễ này:

[1] Lễ Phục sinh là ngày mấy?

Theo quy ước của Giáo hội, Lễ Phục Sinh diễn ra vào Chủ Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên của mùa xuân (sau ngày Xuân phân 21/3). Lễ Phục Sinh không có ngày cố định mà thay đổi theo từng năm, mỗi năm ngày lễ này sẽ rơi vào các khoảng thời gian khác nhau.

Theo lịch phụng vụ Công giáo, ngày lễ Phục Sinh nhằm vào một Chúa nhật giữa 21 tháng 3 và 25 tháng 4, nghĩa là xét về ngày tháng thì ngày bắt đầu và kết thúc Lễ Phục sinh không cố định, mỗi năm lại có một ngày khác nhau. Do đó, Lễ Phục Sinh 2025 nhằm vào ngày Chủ nhật 20/04/2025 Dương lịch (tức ngày 23/03/2025 Âm lịch).

[2] Nguồn gốc của Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, kỷ niệm sự kiện Chúa Giêsu phục sinh sau khi chịu khổ nạn và bị đóng đinh trên thập giá. Không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, Lễ Phục Sinh còn có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, với nguồn gốc từ cả Kinh Thánh lẫn các phong tục cổ xưa.

Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở lên Thiên quốc trong khải hoàn ca. Do Chúa Jesus vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Và niềm tin đó là điều mà người theo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh, cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật.

Người Do Thái gọi ngày lễ này là "Paschafest" Người Ai Cập (Ägypter) gọi là "Osterlamm/ paschal lamb)" cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Phục Sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài. Tạo Hóa thật là kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông lạnh lẽo vậy mà chỉ sau một buổi nắng ấm do nàng Xuân mang lại, các nụ con con, hay lá non đã nhu nhú trên nhành cây.

Thường làm gì vào Lễ Phục sinh?

- Ăn chay kiêng thịt hãm mình: nói đúng hơn là chay ăn và chay thịt. Người Công giáo trong ngày Lễ tro và Thứ 6 tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh 2 ngày phải kiêng thịt, kiêng ăn đồ vặt, kiêng thỏa mãn nhu cầu không cần thiết. Mọi nguồn lực dư ra thường tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.

- Xếp hình lá lấy về từ Lễ Lá: Hình dạng muôn vẻ, tùy vào độ khéo tay của mỗi người.

- Đi đàng thánh giá: ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Ngài Jesus từ khi bị bắt tới khi qua đời.

- Rửa chân: được lấy từ một chuyện trong Kinh Thánh là trước khi Ngài Jesus bị bắt thì đã rửa chân cho từng môn đệ. Và dặn rằng mọi người phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào.

- Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: thường ở các vùng đông tín hữu hoặc các nước có đông dân Công Giáo. Hoạt cảnh dựa theo câu chuyện từ khi Jesus bị bắt cho tới khi chết.

- ...

Xem thêm: Lễ Phục Sinh là gì? Ý nghĩa và những hoạt động tiêu biểu trong lễ Phục Sinh?

Xem thêm: Tỉnh nào nổi tiếng với Lễ hội đua bò Bảy Núi?

Lễ Phục sinh là ngày mấy? Nguồn gốc của Lễ này?

Lễ Phục sinh là ngày mấy? Nguồn gốc của Lễ này? (Hình từ Internet)

Lễ Phục sinh có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?

[1] Lễ Phục sinh có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?

Tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, các ngày lễ lớn của nước ta gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, theo quy định nêu trên thì lễ Phục sinh không phải là lễ lớn của nước ta.

8 Nguyễn Thị Hồng Phấn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...