Người lao động tìm việc mới khi đang đi làm, nên và không nên làm gì?
Đang đi làm nhưng có ý định tìm việc mới, nên và không nên làm gì?
Người lao động tìm việc mới khi đang đi làm, nên và không nên làm gì?
Tâm lý chung của mọi người là không bao giờ hài lòng với thứ mình đang có, nhất là trong công việc. Khi đi làm lúc nào cũng nghĩ đến việc tìm việc mới, tìm kiếm một vị trí ngon hơn vị trí hiện tại. Việc tìm việc mới khi đang đi làm là một bước chuyển quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo và chiến lược để đảm bảo giữ được uy tín, quyền lợi cá nhân và không ảnh hưởng đến công việc hiện tại.
Nên |
- Tuyệt đối giữ bí mật, không công khai chuyện tìm việc mới trên mạng xã hội hay nơi làm việc. - Sắp xếp thời gian phỏng vấn hợp lý, có thể phỏng vấn ngoài giờ, ngày nghỉ, hoặc xin nghỉ phép hợp lý. - Làm việc đầy đủ trách nhiệm đến phút cuối cùng. - Sẵn sàng bàn giao, hỗ trợ người kế nhiệm. |
Không nên |
- Tuyệt đối không mang theo dữ liệu, khách hàng, bí mật công ty cũ sang nơi mới. - Không dùng giờ làm việc để phỏng vấn hoặc tìm việc, việc này có thể bị xem là thiếu đạo đức nghề nghiệp.. - Vẫn nên giữ hình ảnh tốt với đồng nghiệp và cấp trên. - Hãy tuân thủ đúng thời gian báo trước theo hợp đồng lao động. |
Người lao động tìm việc mới khi đang đi làm, nên và không nên làm gì? (Hình từ Internet)
Cách ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng mới như thế nào?
Trong quá trình làm việc tại công ty hiện tại, nếu bạn vẫn có mong muốn tìm việc mới, việc tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng mới là cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ thể hiện qua năng lực chuyên môn mà còn ở thái độ và cách xử lý tình huống khéo léo. Dưới đây là các cách có thể tham khảo để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng mới:
- Thể hiện sự chủ động nhưng trung thực: Một người trông đáng tin cậy sẽ luôn là điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng. Hãy đi phỏng vấn với một thái độ chủ động tìm việc mới, nhưng không nên nói xấu công ty cũ.
- Chứng minh cách quản lý thời gian tốt: Mặc dù đang làm một công việc toàn thời gian, nhưng vẫn đến được buổi phỏng vấn đúng giờ và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ với yêu cầu công ty. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá tốt về khả năng tổ chức công việc và kỷ luật của ứng viên.
- Hãy nêu rõ ràng những thành tích đạt được và giá trị mang lại cho công ty cũ, cho nhà tuyển dụng thấy ứng viên là người tạo ra kết quả chứ không chỉ là một người đang đi làm.
- Tuyệt đối không nói xấu công ty cũ, không than vãn, không trách móc, hãy luôn giữ một trạng thái tích cực nhất có thể.
- Hãy khẳng định tinh thần trách nhiệm với nhà tuyển dụng, cam kết bàn giao công việc rõ ràng, tạo niềm tin và cảm giác yên tâm cho nhà tuyển dụng.
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019:
(i) Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
(ii) Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Từ khóa: tìm việc mới người lao động nhà tuyển dụng Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp đồng lao động người sử dụng lao động tìm việc mới khi đang đi làm chấm dứt hợp đồng lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;