Hành vi Scam là gì? Các hình thức của Scam? Cảnh giác với tin tuyển dụng lừa đảo?
Hành vi scam là gì? Các hình thức của hành vi scam? Cảnh giác với tin tuyển dụng lừa đảo?Những cái bẫy người lao động cần tránh.
Hành vi Scam là gì? Các hình thức của Scam?
Hành vi scam là một thuật ngữ tiếng Anh, scam được gọi là các hành vi lừa đảo, gian lận nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin cá nhân của người khác.
Hành vi scam (hành vi lừa đảo) là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này thường được thực hiện rất tinh vi đặc biệt trong môi trường số.
Các hình thức của hành vi scam phổ biến như:
- Hành vi scam (hành vi lừa đảo) tài chính:
Đây là hành vi mạo danh ngân hàng hoặc công ty tài chính để gửi các email, tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản hoặc chuyển tiền.
- Hành vi scam (hành vi lừa đảo) mua bán online:
Đây là hành vi giả mạo người bán, quảng cáo và đăng bán sản phẩm không có thật, yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước rồi chặn khách hàng. Hoặc có thể gửi hàng giải, hàng kém chất lượng.
- Hành vi scam (hành vi lừa đảo) qua mạng xã hội:
Đây là hành vi mạo danh người thân, bạn bè để mượn vay tiền, xin mã OTP. Hoặc giả danh người nổi tiếng để kêu gọi đầu tư, quyên góp từ thiện...
- Hành vi scam (hành vi lừa đảo) bằng phần mềm độc hại:
Đây là hành vi mà ai đó gửi link chứa mã độc hại để đánh cắp thông tin, hoặc các ứng dụng giả mạo yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập dữ liệu nhạy cảm.
Hành vi scam là gì? Các hình thức của hành vi scam? Cảnh giác với tin tuyển dụng lừa đảo? (Hình từ Internet)
Cảnh giác với tin tuyển dụng lừa đảo cho người tìm việc?
Tin tuyển dụng lừa đảo là những tin tuyển dụng mang thông tin giả về những cơ hội việc làm, tin tuyển dụng lừa đảo được đăng tải trên các trang mạng xã hội nhằm mục đích lừa gạt người tìm việc để chiếm đoạt tài sản, thông tin cá nhân, hoặc dùng cho mục đích xấu khác.
Các tin tuyển dụng lừa đảo thường đánh vào tâm lý mong muốn có việc nhanh của người tìm việc, bên cạnh đó sẽ đăng kèm với lương cao, không yêu cầu kinh nghiệm, làm tại nhà... tin tuyển dụng lừa đảo thường phù hợp với tất cả người tìm việc và rất dễ để ứng tuyển.
Dấu hiệu nhận biết các tin tuyển dụng lừa đảo cho người tìm việc là:
- Không có thông tin doanh nghiệp rõ ràng, không có website của doanh nghiệp, hoặc tên doanh nghiệp không được tìm thấy.
- Số điện thoại cá nhân hoặc email doanh nghiệp không chuyên nghiệp.
- Không rõ ràng về địa điểm làm việc, giờ làm việc, yêu cầu công việc...
- Tin tuyển dụng hứa hẹn thu nhập khủng, việc nhẹ lương cao.
- Tuyển dụng qua tài khoản mạng xã hội cá nhân ở Zalo, Facebook, nhắn tin riêng mà không có quy trình rõ ràng.
- Hứa hẹn việc làm dễ dàng, không cần qua phỏng vấn, yêu cầu gửi căn cước công dân, không cần bằng cấp...
Lưu ý cho người tìm việc để tránh được các tin tuyển dụng lừa đảo:
- Trước khi gửi CV hay ứng tuyển, cần phải xác minh thông tin nhà tuyển dụng có thật hay không.
- Mọi yêu cầu đóng phí từ nhà tuyển dụng đều là dấu hiệu của tin tuyển dụng lừa đảo.
- Không gửi ảnh chụp căn cước công dân hay tài khoản ngân hàng, sổ hộ khẩu cho người lạ qua mạng xã hội.
- Tránh các trường hợp hẹn đi làm ngay qua tin nhắn mà không qua bước kiểm tra hồ sơ.
- Cần cẩn thận với các tin tuyển dụng qua mạng xã hội Zalo, Facebook, Threads...
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động xử lý hành chính như thế nào?
Tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
5. Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định hành vi vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động có thể bị xử lý hành chính như trên.
Từ khóa: Hành vi scam scam là gì tin tuyển dụng tin tuyển dụng lừa đảo hành vi lừa đảo người tìm việc nhà tuyển dụng người sử dụng lao động người lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;