Một số lưu ý khi viết đơn xin thực tập để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?
Gợi ý một số lưu ý khi viết đơn xin thực tập để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?
Một số lưu ý khi viết đơn xin thực tập để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?
Đơn xin thực tập là đơn của người muốn thực tập tại một công ty, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,... với vị trí mà mình đang theo học. Đơn xin thực tập là thứ không thể thiếu trong hồ sơ xin thực tập của tất cả những bạn sinh viên năm cuối. Dưới đây, là một số lưu ý khi viết đơn xin thực tập để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
- Bắt đầu đơn bằng lý do cụ thể và rõ ràng: Khi viết đơn nên ghi rõ họ tên, học ngành gì, tại đâu và lý do vì sao muốn xin vào thực tập tại công ty này. Không nên viết quá chung chung mà nên viết rõ vị trí mình quan tâm và muốn xin thực tập. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu va thực sự muốn vào làm ở công ty họ.
- Trình bày gọn gàng và đúng chính tả: Nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua một lá đơn có quá nhiều lỗi chính tả và trình bày rối rem. Hãy dùng ngôn từ lịch sự, rà soát và kiểm tra lại trước khi gửi đơn ứng tuyển cho nhà tuyển dụng.
- Hãy nhấn mạnh thái độ học hỏi: Bạn vẫn có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bởi thái độ ham học hỏi và tinh thần cầu tiến của mình dù chưa có kinh nghiệm. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn muốn học hỏi thêm những gì và sẵn sàn làm việc dưới sự chỉ dẫn của công ty.
- Kể về kỹ năng và thế mạnh của bạn: Liệt kê một chút về kỹ năng mềm chẳng hạn như khả năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích hoặc kinh nghiệm tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm ở trong trường. Việc này giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn phù hợp với môi trường hoặc văn hoá công ty họ hay không.
- Gửi đơn xin việc đúng định dạng và kèm theo CV: Hãy nhớ gửi file đúng định dạng và kèm theo CV cá nhân. Email đầy đủ thông tin và gọn gàng là điểm đầu tiên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Lưu ý: Một số lưu ý khi viết đơn xin thực tập để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Chỉ mang tính chất tham khảo.
Một số lưu ý khi viết đơn xin thực tập để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? (Hình từ Internet)
Thực tập sinh có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Theo quy định trên không đề cập đến việc thực tập sinh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hợp đồng thực tập không phải là hợp đồng lao động thuộc điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2019, do đó, trong nội dung hợp đồng thực tập không cần quy định điều khoản về bảo hiểm xã hội nên doanh nghiệp cũng không có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho sinh viên thực tập.
Từ khóa: đơn xin thực tập viết đơn xin thực tập lưu ý khi viết đơn xin thực tập nhà tuyển dụng thực tập sinh bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
