Văn khấn Tết Nguyên Tiêu là gì? Văn khấn Tết Nguyên Tiêu đúng và chuẩn nhất?

Văn khấn Tết Nguyên Tiêu được hiêu như thế nầo? Văn khấn Tết Nguyên Tiêu đúng và chuẩn nhất?

Đăng bài: 17:45 22/01/2025

Văn khấn Tết Nguyên Tiêu là gì?

Văn khấn Tết Nguyên Tiêu là một trong những nghi thức tâm linh quần tục trong ngày Rằm tháng Giêng, còn được biết đến như ngày Tết Nguyên Tiêu. Trong đời sống tâm linh của người Việt, ngày này mang ý nghĩa đặc biệt khi gia đình thực hiện các nghi lễ cú ngủ thân linh, tổ tiên, nhằm mong đạt được may mắn, bình an trong năm mới.

Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên Tiêu, các gia đình chuẩn bị lễ cúng rất trang trọng, trong đó văn khấn là một phần quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách khấn sao cho đúng, dễ hiểu và đầy đủ nghi thức.

Cách thực hành văn khấn trong Tết Nguyên Tiêu

[1] Chuẩn bị lễ và văn khấn

- Lễ cúng tô tiên: Mỗi gia đình thường bày biện những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dầy, trà, rượu, hoa quả.

- Chuẩn bị văn khấn: Văn khấn thường được viết sẵn và bao gồm những lời cầu xin tổ tiên, thần linh đem đến may mắn, bình an.

[2 ]Thực hiện nghi lễ

- Thời gian thực hiện: Nghi lễ khấn thường diễn ra vào buổi sáng hoặc chiều tối.

- Cách thức khấn: Gia chủ thường quì lạy trước bàn thờ và đọc văn khấn rõ ràng, trình bày tâm nguyện của mình.

Văn khấn Tết Nguyên Tiêu là gì? Văn khấn Tết Nguyên Tiêu đúng và chuẩn nhất?

Văn khấn Tết Nguyên Tiêu là gì? Văn khấn Tết Nguyên Tiêu đúng và chuẩn nhất? (Hình từ Internet)

Văn khấn Tết Nguyên Tiêu đúng và chuẩn nhất?

Văn khấn Rằm tháng Giêng trong nhà

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:

Ngụ tại:

Hôm nay là ngày rằm (hoặc 14 âm lịch) tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ……… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần).

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng Thổ công

(Đối với những gia đình có bàn thờ các vị thần tài, hoặc các cơ quan, doanh nghiệp có bàn thờ thổ công, các vị thần).

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Kính lạy: 

Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Ngài Đông Thần Quân

Ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Vác Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:...........

Ngụ tại:.................

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…. tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án. 

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Người lao động có được nghỉ làm vào Tết Nguyên tiêu 2025 không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, Tết Nguyên tiêu 2025 (Rằm tháng Giêng) không phải là ngày nghỉ lễ Tết nên người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương,

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc người lao động có thể nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương và thông báo cho người sử dụng lao động hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019)

4 Nguyễn Tuấn Kiệt

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

22/01/2025

Ngày vía Thần tài là mùng mấy?Nên mua gì, làm gì ngày vía Thần tài?Những điều cần tránh vào Ngày Vía Thần Tài?

22/01/2025

Cúng ông Táo có gạo muối không? Gạo muối cúng ông Táo xong làm gì? Những điều nên tránh khi xử lý gạo muối?

22/01/2025

Tại sao phải chọn hướng đặt gà cúng chuẩn?Đặt gà cúng quay đầu như thế nào mới chính xác?

22/01/2025

Đốt giấy cúng ông Táo khi nào? Nên chuẩn bị những gì khi cúng ông Táo? Văn khấn cúng ông Công ông Táo?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved